当前位置:首页 > Thể thao

【truc tiep bóng dá】Bản tin tiêu dùng: Thực phẩm an toàn, mua nhưng vẫn thấy lo

Thực phẩm an toàn: Mua nhưng vẫn thấy lo

Đó là nhan đề bài viết ngày hôm nay trên báo An ninh thủ đô. Bài báo đưa ra vấn đề: “Bỏ tiền mua thực phẩm an toàn vẫn lo không sạch” - đây là vấn đề được các chuyên gia,ảntintiêudùngThựcphẩmantoànmuanhưngvẫnthấtruc tiep bóng dá nhà quản lý cũng như nhiều cơ sở sản xuất, phân phối thực phẩm nêu ra trước thực tế người tiêu dùng phải đối mặt với các sản phẩm đóng mác an toàn nhưng rất khó để phân biệt thật giả.

Để giải quyết vấn đề trên bài báo đã dẫn độc giả vào 2 khía cạnh chính.

Thứ nhất, về việc những mô hình trồng, chăn nuôi ăn toàn. Theo đó, Hà Nội đã hình thành những mô hình nuôi trồng rau và sản xuất thực phẩm an toàn. Xây dựng các chuỗi liên kết sản phẩm. Tuy nhiên, Đa số cơ sở sản xuất hoạt động theo hình thức “mạnh ai nấy làm”, dẫn đến khó khăn trong quá trình kết nối với doanh nghiệp phân phối, sản phẩm tạo ra có tính cạnh tranh thấp.

Ngoài ra, thực tế đã ghi nhận một số cơ sở sản xuất và doanh nghiệp phân phối vì chạy theo lợi nhuận nên đã không tuân thủ nghiêm quy trình sản xuất an toàn. Thậm chí, có cơ sở còn trà trộn sản phẩm kém chất lượng để đưa vào tiêu thụ hay mua giấy chứng nhận an toàn... Điều này khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang, lo lắng.

Ông Phạm Ngọc Thành, Giám đốc điều hành Công ty CP tư vấn phát triển và thương mại Phúc Lâm cho hay: “Thực phẩm bẩn rất đa dạng về hình thức, tinh vi về cách thức tiêu thụ khiến người tiêu dùng khó khăn khi lựa chọn, thậm chí mất niềm tin. Điều này dẫn tới việc người mua luôn đứng ở thế phòng thủ, vừa mua vừa lo”.

Vấn đề thứ 2 mà báo này đưa ra cho độc giả đó là: Sản xuất và tiêu thụ chưa gặp nhau. Theo đó, trong khi người tiêu dùng còn ngần ngại thì những nhà sản xuất thực phẩm an toàn vẫn đang loay hoay tìm đầu ra. Theo bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, vấn đề đầu ra cho các hộ sản xuất vẫn đang là bài toán khó giải quyết. Điều này đặt hàng loạt sản phẩm nông sản Việt, dù ngon, nổi tiếng nhưng vẫn luôn trong tình cảnh hết sức bấp bênh, thường xuyên rơi vào cảnh được mùa mất giá và ngược lại.

Đứng giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng là hệ thống phân phối nhưng hệ thống này đến nay vẫn chưa tạo được sự liên kết chặt chẽ với các cơ sở sản xuất. Ông Nguyễn Huy Đăng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội chỉ rõ: “Cửa hàng tiện ích chính là nơi tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi, tuy nhiên ở Việt Nam, hệ thống này chưa phát triển, 69.000 người dân mới có một cửa hàng tiện ích, trong khi đó tỷ lệ này tại Hàn Quốc là 1.800. Có nhiều điểm bán thịt gia súc, gia cầm tươi sống ở các khu dân cư, chợ cóc, chợ dân sinh dù chưa đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm nhưng vẫn dễ dàng cạnh tranh với hệ thống bán lẻ hiện đại do chi phí thấp”.

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên nhưng chủ yếu là do điều kiện tiêu chuẩn của hai bên chưa gặp nhau ở một điểm. Dù là sản phẩm sạch nhưng quy trình sản xuất của người nông dân ít được đặt dưới sự giám sát, do đó, rất khó chứng minh được quy trình sản xuất là khoa học, sản phẩm làm ra là an toàn.

Ban-tin-tieu-dung

Thực phẩm an toàn: Mua vẫn thấy lo. Ảnh minh họa  

分享到: