当前位置:首页 > Cúp C1 > 【bonhdanet】Xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản có xu hướng giảm 正文

【bonhdanet】Xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản có xu hướng giảm

来源:Empire777   作者:Nhận Định Bóng Đá   时间:2025-01-25 16:25:43

Doanh nghiệp có dấu hiệu gặp khó về đơn hàng

Báo cáo của Bộ Công thương cho thấy,ấtkhẩucácmặthàngnônglâmthủysảncóxuhướnggiảbonhdanet hoạt động xuất khẩu của một số ngành hàng lớn tỷ USD, thậm chí chục tỷ USD đã có sự sụt giảm đáng kể trong tháng 7/2022, trong đó có nhóm hàng giảm tháng thứ hai liên tiếp.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu tháng 7 đã giảm 7,7% so với tháng 6, đạt 30,3 tỷ USD chủ yếu do sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nông, lâm, thủy sản và công nghiệp chế biến, chế tạo, với mức giảm tương ứng là 7,4% và 7,2%.

Đây cũng là tháng thứ hai, xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo suy giảm (tháng 6 đã giảm 9,1% so với tháng 5). Giảm nhiều nhất là phân bón các loại, giảm 33,3%; tiếp đến là sắt thép các loại giảm 23,3%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 22,6%; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện giảm 15,4%.

Nguồn: Bộ Công thương Đồ họa: Thế Dương
Nguồn: Bộ Công thương. Đồ họa: Thế Dương

Đồng thời, sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng chiến lược khác như: xơ, sợi dệt các loại giảm 16,4%; gỗ và các sản phẩm gỗ giảm 7,5%; giày dép các loại giảm 2,7%; dây điện và cáp điện giảm 2,3%... đã làm giảm kim ngạch xuất khẩu chung của nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo xuống 16,1%. Xuất khẩu thủy sản cũng ghi nhận dấu hiệu tăng trưởng chậm lại. Sau nhiều tháng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, xuất khẩu thủy sản trong tháng 7/2022 chững lại, giảm so với tháng 6, chỉ đạt mức dưới 1 tỷ USD. Nếu xuất khẩu thủy sản tăng 34% trong tháng 5 và tăng 18% trong tháng 6 so với cùng kỳ năm 2021, thì tháng 7 giảm tốc mạnh hơn, đạt 970 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2021 và giảm 4% so với tháng 6/2022.

Bà Lê Hằng - Giám đốc Truyền thông Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản lý giải, nguyên nhân giảm tốc là do nhiều mặt hàng thủy sản Việt Nam đang chịu cảnh báo thẻ vàng IUU khi nhập khẩu vào thị trường EU.

Để gia tăng xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới, trước hết Việt Nam phải tháo gỡ được khó khăn về thẻ vàng IUU, lấy lại được thẻ xanh để tăng cơ hội cho thủy sản. “Nếu để chuyển sang thẻ đỏ chúng ta sẽ có nguy cơ mất thị trường EU. Theo đó, mỗi năm sẽ mất 500 triệu USD riêng cho ngành thủy sản sang EU. Đặc biệt, EU là thị trường định hướng sẽ chi phối các thị trường khác trong việc kiểm soát chặt về nguồn gốc xuất xứ…”- bà Lê Hằng cảnh báo.

Không chỉ có mặt hàng thủy sản, ngành hàng dệt may cũng lo thiếu đơn hàng dịp cuối năm. Ông Nguyễn Hữu Phước - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại giày dép Nguyên Phước cho biết, trước đây, doanh nghiệp có thể nhận đơn hàng trước từ 1 - 2 quý. Tuy nhiên, với những biến động thị trường như hiện nay, doanh nghiệp chỉ có thể nhận đơn hàng trước 2 - 3 tháng.

Thách thức và cơ hội xuất khẩu cuối năm

Bộ Công thương dự báo, từ nay đến cuối năm, hoạt động xuất khẩu sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là khi các thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU chịu ảnh hưởng của lạm phát và suy thoái. Từ đó, nhu cầu cho các mặt hàng gia dụng, tiêu dùng sẽ giảm, ảnh hưởng đến các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 tháng xuất siêu 764 triệu USD

Theo Bộ Công thương, cán cân thương mại hàng hóa tháng 7/2022 ước xuất siêu 21 triệu USD. Tính chung 7 tháng của năm, cán cân thương mại ước tính tiếp tục duy trì trạng thái xuất siêu khoảng 764 triệu USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 3,31 tỷ USD).

Về thị trường nhập khẩu hàng hóa trong 7 tháng đầu năm 2022, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 72,45 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước; tiếp theo là Hàn Quốc đạt 37,28 tỷ USD, tăng 23,7%; ASEAN đạt 28,2 tỷ USD, tăng 13,6%; Nhật Bản đạt 13,99 tỷ USD, tăng 9,8%. Trong khi đó, EU xuất khẩu chỉ đạt 9 tỷ USD, giảm 6,1 so với cùng kỳ năm trước; Hoa Kỳ đạt 8,8 tỷ USD, giảm 2% so với cùng kỳ năm trước.

Điển hình như xuất khẩu gỗ và lâm sản giảm tốc do lạm phát ở Mỹ, châu Âu. Theo Tổng cục Lâm nghiệp, 7 tháng của năm 2022, xuất khẩu gỗ sang các thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc tăng hơn 10%. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu gỗ lớn nhất của Việt Nam là Mỹ lại giảm, chỉ đạt 5,84 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân do chính sách thắt chặt tín dụng để kìm hãm lạm phát tăng, dẫn đến nhu cầu tiêu dùng giảm. Đáng lo ngại là ngành lâm nghiệp đang phải đối diện với khó khăn kép khi Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã khởi xướng điều tra xem xét tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam, đây là nguyên nhân làm cho các đơn hàng xuất khẩu giảm tốc.

Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương cho rằng, kim ngạch xuất khẩu của cả nước đã vượt 200 tỷ USD (đạt 216,35 tỷ USD) và tăng tới 16,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam đã và đang tận dụng rất tốt cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do mang lại. Tình hình xuất khẩu của 5 tháng còn lại, trong bối cảnh hiện nay, dự kiến vẫn đạt về mặt con số ở mức tương đối khả quan.

Về tổng thể, ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh, xuất khẩu vẫn đang có nhiều cơ hội tăng trưởng, với trợ thủ là 15 hiệp định thương mại (FTA) đang có hiệu lực. Các doanh nghiệp đang tận dụng rất tốt các FTA này cho hoạt động xuất khẩu.

Trong 5 tháng cuối năm, Bộ Công thương tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trường, xúc tiến xuất khẩu, tận dụng các cam kết trong các FTA đã ký kết và thông qua các chuỗi giá trị toàn cầu để tìm kiếm thị trường mới; đẩy mạnh hướng dẫn doanh nghiệp tận dụng tối đa ưu đãi thuế quan, cũng như áp dụng tốt nhất các quy tắc xuất xứ để giảm bớt các vướng mắc khi xuất khẩu.

标签:

责任编辑:Nhận Định Bóng Đá