【truc tiep bd keo nha cai】Nữ công nhân khóc nghẹn vì nhà nghèo, con gái phải "bỏ phố về quê"
时间:2025-01-10 19:09:09 出处:Cúp C2阅读(143)
Nữ công nhân khóc nghẹn vì nhà nghèo,ữcôngnhânkhócnghẹnvìnhànghèocongáiphảiquotbỏphốvềquêtruc tiep bd keo nha cai con gái phải "bỏ phố về quê"
Nguyễn Vy(Dân trí) - "Ngày điền nguyện vọng thi đại học, con gái nói muốn học trường Kinh tế TPHCM. Nhưng ba mẹ làm gì có nhiều tiền đến thế, nên thôi, con đành về quê", chị Linh nói trong nghẹn ngào nuối tiếc.
Những ước mơ còn dang dở
Ở tuổi 43, chị Trần Thị Thùy Linh (quê Bến Tre) tóc đã chớm bạc, giờ vẫn phải "còng lưng" trông con út 3 tuổi mới biết bập bẹ tập nói. Trong căn phòng ọp ẹp của xóm trọ nghèo tại khu phố 14, phường An Phú, TP Thủ Đức, TPHCM, nữ công nhân chợt thở dài khi ngẫm lại cả gia đình đã "mắc kẹt" trong căn trọ 15m2 này hơn 18 năm.
Vợ chồng chị Linh từng là thợ sơn công trình cho công ty ở TPHCM. Nhưng kể từ khi có thai và sinh con út, sức yếu chị phải ở nhà trông con. Gánh nặng tài chính, vì thế, dồn lên đôi vai chồng chị, anh Nguyễn Văn Á (40 tuổi, quê Đồng Tháp).
Thu nhập của đôi vợ chồng từ mức 15 triệu đồng/tháng giờ chỉ còn một nửa. Tiền kiếm được chỉ đủ chi tiêu, sinh hoạt tằn tiện trong gia đình.
"Nếu ngày ấy con gái không về học đại học ở quê, bây giờ vợ chồng tôi không biết xoay xở như nào", chị Linh cười gượng với vẻ tiếc nuối, day dứt về con đường dang dở của con.
Trước đây, con gái lớn sống cùng với anh chị trong căn trọ ở TPHCM. Thời điểm sắp tốt nghiệp cấp 3, phải điền nguyện vọng thi đại học, con gái thổ lộ với ba mẹ nguyện vọng thi vào trường Đại học Kinh tế TPHCM.
Nhìn ánh mắt đầy hi vọng và háo hức của con, chị Linh cũng mong con được thỏa nguyện. Thế nhưng, khi nhìn khoản học phí phải đóng hằng năm, vợ chồng chị đành nuốt nước mắt, khuyên con về quê học.
"Học phí ở quê rẻ hơn nhiều, chi tiêu sinh hoạt cũng không đắt bằng trên thành phố. Hơn nữa ở quê, em trai tôi cũng phụ lo cho cháu một thời gian. Thấy con không được học trường mong muốn, vợ chồng tôi cũng buồn lắm, nhưng đành vậy…", chị Linh nghẹn ngào nói.
Nhiều đêm, nữ công nhân không ngủ vì nghĩ cảnh nghèo mãi đeo bám số phận. Cái nghèo ấy đã khiến mẹ con, gia đình chị phải sống mỗi người một nơi, khiến ước mơ của con gái chị dang dở, không trọn vẹn.
Cố hết sức vì con
Nước da đen nhẻm vì mưu sinh cả ngày ngoài trời, anh Nguyễn Văn Á lau vệt mồ hôi ướt đẫm trên trán, hôn hít đôi má con trai nhỏ. Đôi bàn tay lấm lem sơn, anh cố không chạm vào người cậu bé vì sợ làm dơ chiếc áo của con.
"Dù nghèo nhưng chúng tôi cũng cố cho con tất cả những gì mình có. Nếu cuộc sống ở thành phố mãi không dư giả, chúng tôi sẽ về quê. Có cơm ăn cơm, có cá ăn cá", anh Á bộc bạch.
Chị Vũ Thị Hà (quê Thanh Hóa), công nhân của Công ty TNHH Pouyuen, cũng thổ lộ, nỗi lo lớn nhất của chị hiện tại là việc học hành của con gái. Cuộc sống hôn nhân không mấy trọn vẹn, chị Hà thành mẹ đơn thân, một mình gánh vác chuyện nuôi con.
Đầu năm học, các khoản phí ở trường của con khiến tài chính gia đình thiếu trước, hụt sau. Chị Hà phải xoay xở bán hàng online (trực tuyến) để kiếm thêm thu nhập. Chị còn trích một khoản tiền, mua thiết bị phục vụ cho công việc.
Ban ngày, nữ công nhân "cắm mặt" ở công xưởng. Tối đến, chị tranh thủ vừa dạy con học, vừa livestream (phát trực tiếp), chốt đơn, gói hàng. Lắm lúc, chị Hà phải dậy từ 2h đi giao hàng.
Người khác làm việc 8 tiếng/ngày, chị Hà phải làm gần gấp đôi. Bởi như thế, chị mới đủ khả năng lo cho con ăn học đến nơi, đến chốn. Ở thành phố lớn, mọi thứ đều đắt đỏ. Bữa cơm của hai mẹ con lúc nào cũng đạm bạc, chị Hà chọn ăn rau nhiều hơn, nhường thịt, cá cho con.
"Cuộc sống ở thành phố đắt đỏ, giá cả cứ tăng đều, học phí của con cũng thế. Tôi chỉ mong sao con nhanh ra trường, có công việc ổn định", chị Hà trải lòng.
Viện Nghiên cứu đời sống xã hội (SocialLife) từng thực hiện khảo sát thực trạng đời sống người lao động tại TPHCM vào cuối năm 2022. Đối tượng khảo sát là 400 người lao động, gồm 300 người ngoại tỉnh và 100 người có hộ khẩu ở TPHCM, làm các nghề thông dụng như nhân viên văn phòng, công nhân, giáo viên, người buôn bán nhỏ, lao động tự do…
Kết quả khảo sát cho thấy, hơn 73% người lao động phải dùng 10%-30% thu nhập để trả tiền nhà trọ. Cá biệt, có gần 3% số lao động phải dùng đến 50% thu nhập cho tiền nhà trọ. Ngoài tiền nhà trọ, chi tiêu lớn nhất của họ là dành cho tiền ăn, điện nước, điện thoại, cho con đi học…
Nhóm lao động này cũng không phải là người lười biếng mà mỗi ngày đều làm việc từ 8,4-10,5 giờ. Tuy nhiên, thu nhập của họ chỉ dao động trong khoảng 4,5-15 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, chi tiêu trung bình của 1 hộ gia đình là hơn 12,5 triệu đồng/tháng.
上一篇: Na Uy xây hầm tận thế chứa dữ liệu toàn nhân loại
下一篇: Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương
猜你喜欢
- Chi phúc lợi tại đơn vị sự nghiệp theo quy định nào?
- Gạch ốp lát cao cấp Lotus Việt Nam
- Tiếp cận thị trường Trung Quốc ngày càng thuận lợi
- Du lịch Hòa Bình hút khách mùa thu đông với 'đặc sản' suối khoáng nóng
- Nổ khí gas tại nhà dân ở Hà Nội, 4 người bị thương
- Kinh tế Việt Nam đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất
- 9 món tráng miệng ngọt ngào kiểu Nhật
- 9 điểm nhấn nổi bật của Luật Đất đai 2024
- Miền Bắc lại vào đợt mưa liên tiếp, có nơi trên 150mm