发布时间:2025-01-10 23:11:38 来源:Empire777 作者:Nhà cái uy tín
Bộ Tài chính và Kiểm toán Nhà nước hợp tác trao đổi thông tin,ểmtoánvốnnhànướctạidoanhnghiệpKhôngthểtáchbạchđồngmuamắmđồngmuatươbảng xếp hạng bóng đá hang nhat anh dữ liệu Xử lý nghiêm cá nhân, tập thể chậm thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước Kiểm toán nguồn lực phòng, chống dịch: Kiến nghị xử lý tài chính hơn 3.431 tỷ đồng |
Sáng 6/7, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã tổ chức hội thảo “Kiểm toán đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ”.
Tại hội thảo, Phó Tổng KTNN Hà Thị Mỹ Dung cho biết với quan điểm “ở đâu có tài sản công, tài chính công, ở đó có sự kiểm tra, giám sát của KTNN”, đảm bảo theo tinh thần Hiến pháp, Luật KTNN năm 2015 đã quy định đơn vị được kiểm toán “Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống, khi cần thiết, Tổng KTNN quyết định lựa chọn mục tiêu, nội dung và phương pháp kiểm toán phù hợp.”
Kể từ khi Luật KTNN năm 2015 có hiệu lực đến nay, KTNN đã thực hiện kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán 4 cuộc kiểm toán độc lập và 23 cuộc kiểm toán các công ty liên kết lồng ghép với kiểm toán báo cáo tài chính công ty mẹ - các tập đoàn, tổng công ty, với tổng kiến nghị tăng thu ngân sách nhiều tỷ đồng.
Bên cạnh kết quả đã đạt được, công tác kiểm toán còn một số hạn chế, vướng mắc trong thực hiện. Vì vậy, KTNN tổ chức hội thảo nhằm tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm toán mà trong đó tập trung vào việc kiểm toán các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ.
Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Hà Thị Mỹ Dung |
Nêu một thực tế về khó khăn khi kiểm toán các doanh nghiệp có vốn nhà nước dưới 50% bà Lê Thị Thu Hương - Phó Vụ trưởng, Vụ Tổng hợp
Đánh giá về vai trò của KTNN trong doanh nghiệp, ông Nguyễn Hồng Long - Phó Trưởng ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp nêu rõ KTNN tiến hành kiểm tra tính chính xác của kết quả xác định giá trị doanh nghiệp do các đơn vị tư vấn định giá đưa ra, giúp ngăn chặn nguy cơ thất thoát vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp do bị định giá thấp; đồng thời góp phần tối đa hóa lợi ích chính đáng của Nhà nước thu về thông qua cổ phần hóa. Vì vậy kiểm toán góp phần làm minh bạch công tác xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp, giảm nguy cơ thất thoát vốn nhà nước. |
(KTNN) cho biết trong các doanh nghiệp này, người đại diện vốn nhà nước thường không có quyền quyết định, nhất là khi tỷ lệ nắm giữ chỉ 10% - 20% thì không tham gia được gì nhiều vào điều hành doanh nghiệp. Quan điểm của không ít lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng, với tỷ trọng dưới 50% vốn nhà nước, quyền quản lý trọng yếu đối với doanh nghiệp không thuộc về nhà nước, từ đó thiếu thái độ hợp tác trong phối hợp, chỉ đạo cung cấp thông tin cho đoàn kiểm toán. Do hầu như chưa được kiểm toán nên KTNN ít có thông tin lưu trữ đối với các doanh nghiệp này.
Hơn nữa, việc luật hóa các quy định về kiểm toán tại doanh nghiệp nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ cũng chưa đầy đủ, kịp thời nên việc kiểm toán gặp không ít vướng mắc, lúng túng. Trong khi đó, dù tỷ lệ nắm giữ thấp, nhưng số tuyệt đối vốn nhà nước tại các doanh nghiệp là không hề nhỏ.
Phân tích kỹ hơn về những vướng mắc trong quá trình kiểm toán, ông Vũ Văn Cường - Kiểm toán trưởng, KTNN Chuyên ngành II, cho biết hướng dẫn kiểm toán các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống mới ban hành (Quyết định số 22/QĐ-KTNN ngày 6/1/2021) nên còn lúng túng, vướng mắc, còn nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình thẩm định, xét duyệt kế hoạch kiểm toán.
Chẳng hạn, tại phần “Nguyên tắc xác định nội dung kiểm toán” quy định: “Do đặc điểm phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống, KTNN thực hiện kiểm toán nhưng không xác nhận thông tin bộ báo cáo tài chính đầy đủ của doanh nghiệp được kiểm toán, chỉ tập trung kiểm toán, đánh giá những chỉ tiêu, thông tin tài chính liên quan đến phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp và trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước”.
Tuy nhiên, tại phần “Phương pháp và thủ tục kiểm toán” (Điều 12) quy định: “... để đánh giá tính đúng đắn, trung thực của vốn nhà nước tại doanh nghiệp, kiểm toán viên nhà nước phải đánh giá tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính doanh nghiệp; các yếu tố, tài khoản hoặc khoản mục cụ thể của báo cáo tài chính liên quan đến nguồn vốn và kết hợp với tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ trong tài sản thuần của doanh nghiệp, các thông tin, tài liệu có liên quan để đánh giá tính đúng đắn, trung thực của thông tin vốn nhà nước tại doanh nghiệp”.
Tiếp đó, ở quy định những nội dung kiểm toán cơ bản đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống, có nội dung “Kiểm toán phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp”
Thực tế cho thấy, “phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp” không thể hiện thành một mục hay chỉ tiêu riêng nào trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp mà vốn nhà nước hòa chung vào tất cả các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính. Do đó, muốn kiểm toán, đánh giá phần vốn nhà nước thì phải kiểm toán toàn bộ các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính chứ không thể lựa chọn kiểm toán, xác nhận 1 hay 1 số chỉ tiêu liên quan nào (vì chỉ tiêu nào cũng liên quan).
Toàn cảnh hội thảo |
Ngoài ra, ông Vũ Văn Cường nhấn mạnh một khó khăn về cơ sở pháp lý là hiện nay đang có vướng mắc trong việc xác định thế nào là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ từ dưới 50% vốn điều lệ. Chẳng hạn, vốn đầu tư của các tập đoàn kinh tế nhà nước, các tổng công ty nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ để thành lập công ty liên kết, công ty liên kết đó có được gọi là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống không? Hay chỉ được coi là khoản đầu tư của các doanh nghiệp có vốn nhà nước chi phối. Việc xác định tỷ lệ phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp cũng gặp khó khăn do cơ sở pháp lý như đã nêu ở trên chỉ tính phần vốn do Nhà nước đầu tư trực tiếp vào doanh nghiệp.
Thảo luận về vấn đề này, các chuyên gia cũng đồng tình phải tháo gỡ vướng mắc này trong kiểm toán tại doanh nghiệp. Nhấn mạnh “một đồng vốn nhà nước vẫn là của nhà nước”, TS Vũ Đình Ánh cho rằng, trong các nội dung kiểm toán không thể tách bạch “đồng này mua mắm, đồng này mua tương”, đồng này là vốn nhà nước, đồng này là vốn của doanh nghiệp. Để đảm bảo kiểm soát vốn an toàn, hiệu quả, cần phải kiểm toán toàn bộ các chỉ tiêu, hạng mục, không nên phân định mức vốn nhà nước là bao nhiêu để kiểm toán mà quan trọng là xác định nội dung, rủi ro ở đâu để kiểm toán.
Kiến nghị giải pháp Từ những khó khăn vướng mắc được nêu, ông Vũ Văn Cường kiến nghị một số giải pháp để nâng cao chất lượng kiểm toán tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ. Cụ thể là, phải kiểm toán toàn bộ báo cáo tài chính doanh nghiệp như kiểm toán doanh nghiệp thông thường, không thể hiện sự khác biệt rõ khi kiểm toán doanh nghiệp có vốn nhà nước dưới 50%/vốn điều lệ, dẫn đến khi lập kế hoạch kế toán, các đoàn kiểm toán lúng túng, khó khăn khi xác định nội dung kiểm toán “... chỉ tập trung kiểm toán, đánh giá những chỉ tiêu, thông tin tài chính liên quan đến phần vốn nhà nước...”. KTNN phối hợp với các cơ quan, bộ, ban ngành liên quan rà soát các quy định của văn bản pháp luật đảm bảo tính thống nhất, dễ hiểu, dễ áp dụng, đặc biệt khái niệm vốn nhà nước. KTNN sớm ban hành hồ sơ mẫu biểu về kế hoạch kiểm toán, báo cáo kiểm toán riêng cho tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm do Nhà nước sở hữu từ dưới 50% vốn điều lệ. KTNN sớm ban hành hướng dẫn chi tiết của Hướng dẫn 22/QĐ-KTNN làm cơ sở để thực hiện kiểm toán. KTNN chủ động phối hợp với các bộ, ban ngành để khai thác được cơ sở dữ liệu các tỷ suất bình quân ngành làm căn cứ so sánh và đánh giá hiệu quả kinh doanh. |
相关文章
随便看看