欢迎来到Empire777

Empire777

【hạng nhì ý】Doanh nghiệp Việt yếu thế trong mua bán quốc tế

时间:2025-01-25 19:24:55 出处:Nhận Định Bóng Đá阅读(143)

doanh nghiep viet yeu the trong mua ban quoc te

Số thành phẩm của Công ty Gia Hân đã được đóng dấu kiểm định của Global Home nhưng bị từ chối thừa nhận. Ảnh: S.T​​​.

Tại buổi họp chia sẻ kinh nghiệm quản trị rủi ro trong mua bán quốc tế do Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM tổ chức chiều 24-8,ệpViệtyếuthếtrongmuabánquốctếhạng nhì ý luật sư Nguyễn Thế Truyền, văn phòng luật Thiên Thanh, đại diện pháp lý cho công ty Gia Hân trong vụ tranh chấp cho biết, hợp đồng ký giữa Global Home và Gia Hân có các điều khoản bất lợi cho Gia Hân như hợp đồng làm bằng tiếng Anh, không có bản tiếng Việt, chỉ định trung tâm trọng tại quốc tế Hồng Kông là nơi giải quyết tranh chấp và theo luật lệ Vương quốc Anh… Trước đó, Global Home gửi văn bản đến một số cơ quan báo chí tố cáo Gia Hân giả mạo con dấu kiểm định chất lượng của Global Home và cung cấp hàng kém chất lượng. Ông Truyền cho biết Global Home toàn quyền kiểm soát các quy trình chất lượng, khi Gia Hân gia công hàng thì tại xưởng của công ty này luôn có 2-5 người của Global Home túc trực giám sát, kiểm tra chất lượng và cùng giao hàng đến kho. Trong khi đó, mỗi khi Gia Hân đề nghị thanh toán, đại diện Global Home thường lấy lý do đi công tác nên việc hẹn nhau rất khó. Tréo ngoe hơn, theo lời ông Truyền, Global Home toàn gửi email vào lúc 5 giờ sáng và yêu cầu phải xác nhận mail hẹn thanh toán trong vòng 3 giờ, trong khi bộ phận hành chính của Gia Hân bắt đầu làm việc vào 8 giờ sáng nên thường bị trễ trong việc xác nhận mail. Trọng tài kinh tế thường xem việc không trả lời như vậy là không hợp tác.

Theo ông Truyền, việc tranh tụng ở Trung tâm trọng tài quốc tế Hồng Kông theo như hợp đồng khiến cho Công ty Gia Hân tốn rất nhiều chi phí đi lại ăn ở, tiền thuê luật sư ở Hồng Kông thường là 2.000 đến 2.500 USD/giờ, riêng việc chuẩn bị hồ sơ đã mất khoảng 30 giờ làm việc. Thường phải ít nhất 3 đến 6 tháng mới có phán quyết trọng tài, có khi kéo dài đến vài năm. Có phán quyết rồi, về thực thi ở Việt Nam cũng là một điều rất khó khăn nữa.

Không riêng Gia Hân, mà nhiều DN chế biến gỗ khác như Công ty Cửu Long, Công ty Việt Mỹ… cũng từng có bài học cay đắng khi hợp tác với Global Home. Đặc điểm chung của những DN này chính là việc thiếu đơn hàng, trong khi đội ngũ nhân công lại đông. Cùng với đó, do thiếu kinh nghiệm, không quan tâm đến nhiều chi tiết trong hợp đồng mà chỉ xem đơn giá, kỳ hạn thanh toán… nên thường bị các DN nước ngoài bắt chẹt. Khi xảy ra tranh chấp, chính những DN trong nước là người bị thiệt hại lớn nhất vì chưa đòi được nợ đã phải bỏ tiền đi kiện.

Do đó, theo ông Trần Quốc Mạnh, Phó chủ tịch HAWA, các DN xuất nhập khẩu cần phải có những người am hiểu về ngoại thương, với các hợp đồng lớn thì nên mời luật sư tư vấn và phải thật chú ý đến những điều khoản liên quan đến tranh chấp. Ông Phạm Ngọc Hưng, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM, cho biết hiện Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM có Trung tâm tư vấn pháp luật luôn có luật sư túc trực, các DN có thể đến để nhận tư vấn miễn phí các ngày trong tuần. Ông Hưng cũng lưu ý Việt Nam cũng có Trung tâm trọng tài quốc tế bên cạnh Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các DN khi ký hợp đồng có thể lấy trung tâm này làm nơi giải quyết tranh chấp. Ông Nguyễn Chiến Thắng, nguyên Chủ tịch HAWA cũng chia sẻ với các DN rằng những đối tác nước ngoài làm ăn đàng hoàng rất nhiều. Trước khi làm ăn các DN Việt Nam cần tìm hiểu kỹ, loại bỏ những công ty có thông tin không rõ ràng. Khi xảy ra tranh chấp, DN trong nước cũng cần yêu cầu bằng chứng rõ ràng, tránh bị lép vế.

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: