当前位置:首页 > Cúp C2

【lịch bd ngoại hạng anh】Ngành Hải quan: Tháo gỡ trực tiếp các vướng mắc của doanh nghiệp

hau covid 19 doanh nghiep duoc ho tro gi ve chinh sach thue va thu tuc hai quan 126612Video: Hậu Covid-19: Doanh nghiệp được hỗ trợ gì về chính sách thuế và thủ tục hải quan?ànhHảiquan Tháogỡtrựctiếpcácvướngmắccủadoanhnghiệlịch bd ngoại hạng anh
hau covid 19 doanh nghiep duoc ho tro gi ve chinh sach thue va thu tuc hai quan 126612Hải quan chủ động các phương án cho “thời kỳ hậu Covid-19”
hau covid 19 doanh nghiep duoc ho tro gi ve chinh sach thue va thu tuc hai quan 126612Đại dịch Covid-19 và giải pháp cho doanh nghiệp thời kỳ khủng hoảng
hau covid 19 doanh nghiep duoc ho tro gi ve chinh sach thue va thu tuc hai quan 126612
Ông Âu Anh Tuấn, Cục trưởng Cục giám sát quản lý về hải quan, Tổng cục Hải quan.

Dịch bệnh diễn biến phức tạp trên toàn cầu khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động XNK nói riêng của doanh nghiệp gặp không ít khó khăn. Trong bối cảnh đó, ngành Hải quan đã triển khai các giải pháp gì để hỗ trợ doanh nghiệp, thưa ông?

- Thời gian qua, trong bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng đến hoạt động XNK, các biện pháp kiểm soát biên giới được tăng cường, hạn chế chuyến bay cũng như dừng các chuyến bay xuất nhập cảnh khách từ nước ngoài, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo các đơn vị hải quan địa phương tăng cường các biện pháp tạo thuận lợi thương mại, cũng như kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại. Tổng cục Hải quan đã tổ chức các cuộc họp trực tuyến với một số hiệp hội DN, DN ưu tiên, DN có vốn đầu tư nước ngoài để nắm bắt kịp thời các vướng mắc để chỉ đạo cục hải quan các tỉnh, thành phố tháo gỡ cho cộng đồng DN.

Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan cũng chỉ đạo các cục hải quan tỉnh, thành phố có các sân bay quốc tế tạo thuận lợi về thủ tục khách xuất nhập cảnh, phối hợp với ban chỉ đạo phòng, chống dịch tại các tỉnh, thành phố giải tỏa nhanh hành khách, một mặt vẫn đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch, một mặt vẫn tuân thủ pháp luật hải quan.

Đặc biệt, tại các tỉnh biên giới thời gian qua bị ảnh hưởng nặng nề bởi việc đóng cửa một số cửa khẩu phụ, lối mở cũng như hạn chế thông quan tại các cửa khẩu chính, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo cục hải quan các tỉnh, thành phố phối hợp với các cơ quan liên quan trên địa bàn tổ chức các cuộc hội đàm song phương với cơ quan chức năng của nước bạn để một mặt tạo thuận lợi cho hoạt động giao thương, nhưng vẫn kiểm soát được việc lây lan của dịch bệnh. Trong thời gian vừa qua, các tỉnh biên giới thực hiện khá tốt nội dung này và đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan, đặc biệt của phía Trung Quốc để giải tỏa ách tắc tại các khu vực cửa khẩu, thúc đẩy hàng nông sản Việt Nam sang Trung Quốc, đồng thời tạo thuận lợi cho việc NK linh kiện, nguyên liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.

hau covid 19 doanh nghiep duoc ho tro gi ve chinh sach thue va thu tuc hai quan 126612
Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy (Cục hải quan Hà Giang) kiểm tra hàng hóa trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Cụ thể các biện pháp tạo thuận lợi cho DN đã được cơ quan Hải quan tại các cửa khẩu triển khai ra sao, thưa ông?

- Cục hải quan các tỉnh, thành phố đã triển khai nhiều giải pháp tạo thuận lợi cho DN trên cơ sở các văn bản của Tổng cục cũng như tình hình thực tế. Ví dụ tại Lạng Sơn nơi diễn ra việc ùn tắc hàng hóa XK, đặc biệt là hàng nông sản, cũng như NK nguyên liệu phục vụ sản xuất do các biện pháp hạn chế XNC mà hai nước áp dụng trong thời gian diễn ra dịch bệnh, Cục Hải quan Lạng Sơn đã chỉ đạo các chi cục thực hiện tăng giờ làm việc, đẩy nhanh thời gian thông quan cũng như phối hợp với các cơ quan của địa phương hội đàm với Hải quan Trung Quốc để kéo dài thời gian thông quan hàng hóa cũng như tăng năng lực thông quan tại khu vực kho bãi tại cửa khẩu.

Hải quan Lào Cai đã hỗ trợ kiểm soát phương tiện qua lại thông qua việc tỉnh thành lập đội xe trung chuyển hàng hóa từ khu vực cửa khẩu về các địa điểm kiểm tra. Hay cơ quan Hải quan cho phép hàng hóa siêu trường, siêu trọng trên phương tiện vận tải được đi sâu vào nội địa để giao hàng và quay trở lại theo đề nghị của UBND tỉnh.

Bên cạnh đó tại các khu vực cửa khẩu khác như cửa khẩu sân bay quốc tế đã có các hoạt động hỗ trợ DN, thông quan nhanh hàng hóa, đặc biệt là hàng viện trợ của Chính phủ nước ngoài cho Việt Nam trong phòng, chống dịch, cũng như của Việt Nam viện trợ cho một số quốc gia. Các thủ tục viện trợ thông thường thực hiện rất nhanh, DN có thể hoàn thiện, nộp chứng từ như giấy phép và văn bản cho phép nhập khẩu sau, cơ quan Hải quan vẫn thực hiện thông quan để đảm bảo kịp thời phòng, chống dịch…

Để giúp DN giảm bớt khó khăn và tập trung vào sản xuất kinh doanh, ngành Hải quan thực hiện giãn, giảm kiểm tra trong năm 2020. Xin ông cho biết công tác triển khai cụ thể như thế nào để vừa tạo thuận lợi cho DN trong sản xuất kinh doanh nhưng đồng thời không để DN lợi dụng chủ trương này vi phạm pháp luật?

- Tại Chỉ thị 11/CT-TTg, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chỉ đạo cơ quan Hải quan và cơ quan có liên quan không thực hiện hoạt động kiểm tra, thanh tra theo định kỳ. Trên cơ sở đó Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo các đơn vị có liên quan của Tổng cục như: Thanh tra, Kiểm tra sau thông quan trong toàn Ngành dừng các cuộc thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch, chỉ thực hiện tập trung vào đối tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật rõ ràng, trên cơ sở đó đã triển khai trên phạm vi toàn quốc, hỗ trợ DN trong bối cảnh khó khăn về dịch bệnh.

Ngoài ra trong thời gian tháng 3, tháng 4 vừa rồi là thời hạn DN phải nộp báo cáo quyết toán toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư NK để phục vụ hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo hải quan các tỉnh, thành phố chỉ kiểm tra báo cáo quyết toán có dấu hiệu vi phạm pháp luật, trường hợp khác thực hiện trên nguyên tắc quản lý rủi ro. Những trường hợp chưa kiểm tra trong năm 2020 thì chuyển sang năm tiếp theo hoặc chuyển dấu hiệu rủi ro sang lực lượng khác như thanh tra, kiểm tra để lập kế hoạch kiểm tra trong giai đoạn tiếp theo.

Hiện nay, một trong những vấn đề DN hoạt động XNK quan tâm đó là khó khăn trong vấn đề nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Xin ông cho biết vấn đề này sẽ được tháo gỡ như thế nào và giải pháp tới đây của ngành Hải quan về vấn đề này?

- Thời gian qua do ảnh hưởng của dịch bệnh, một số DN phản ánh không thể có bản gốc giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa để nộp cho cơ quan Hải quan theo quy định tại các hiệp định, cũng như tại các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính. Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan cũng nhận được kiến nghị của một số tổ chức quốc tế như: ASEAN, một số quốc gia về việc cơ quan Hải quan xem xét chấp nhận các giấy chứng nhận xuất xứ được cấp dưới dạng điện tử dùng con dấu, chữ ký điện tử và cho phép thời hạn nộp C/O có thể kéo dài hơn so với quy định hiện nay.

Để tháo gỡ khó khăn cũng như tạo thuận lợi cho DN trong bối cảnh dịch bệnh tại một số quốc gia vẫn đang diễn biến phức tạp, Tổng cục Hải quan đã trình Bộ Tài chính dự thảo Thông tư hướng dẫn cụ thể việc kiểm tra cũng như xem xét chấp nhận giấy chứng nhận xuất xứ nộp trong giai đoạn dịch bệnh đang diễn ra. Cụ thể, trong dự thảo thông tư đưa ra một số giải pháp hỗ trợ DN.

Hiện tại các quy định pháp luật cho phép DN nộp chậm C/O trong thời hạn 30 ngày, dự thảo thông tư mới dự kiến thời hạn chậm nộp C/O có thể kéo dài trong thời hạn hiệu lực của C/O. Ví dụ, một số C/O có thời hạn hiệu lực 1 năm thì DN được phép nộp C/O trong thời hạn hiệu lực là 1 năm.

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng giãn cách xã hội và phương thức làm việc, một số quốc gia đã thay đổi phương thức cấp từ C/O thủ công, sử dụng con dấu và chữ ký mực sang cấp C/O điện tử, sử dụng chữ ký số và con dấu điện tử và các nước đề nghị cho phép dùng C/O đó để hưởng ưu đãi, tuy nhiên các hiệp định thương mại tự do và quy định pháp luật tại Việt Nam nội dung này chưa có quy định cụ thể.

Trên cơ sở đó, Tổng cục Hải quan đã báo cáo Bộ Tài chính tháo gỡ vấn đề trên. Hiện tại, dự thảo thông tư hướng dẫn về thời hạn chậm nộp C/O, cũng như xem xét chấp nhận C/O điện tử hoặc C/O dưới dạng file PDF đang gửi cho Vụ Pháp chế Bộ Tài chính để thẩm định, dự kiến sẽ ban hành sớm. Khi ban hành thông tư này sẽ giải quyết được vướng mắc cũng như kiến nghị của cộng đồng DN liên quan đến hỗ trợ DN trong việc xem xét cho hưởng ưu đãi đặc biệt khi DN chưa có bản chứng nhận xuất xứ hàng hóa bản gốc, cũng như kéo dài thời gian chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan Hải quan để DN hưởng ưu đãi đặc biết.

Vậy ông có thể chia sẻ về giải pháp tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian tới của Tổng cục Hải quan?

- Tác động của dịch Covid với các DN không chỉ dừng lại trong giai đoạn hiện nay mà sẽ kéo dài từ nay đến cuối năm, cũng có thể kéo dài lâu hơn sang 2021, để kịp thời đề xuất các giải pháp cũng như tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng DN, ngoài các biện pháp đã chỉ đạo cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện trước đây, Tổng cục Hải quan cũng đang xây dựng Kế hoạch triển khai các biện pháp tạo thuận lợi thương mại cũng như tăng cường hỗ trợ DN trong thời gian tới.

Cụ thể Tổng cục Hải quan đang rà soát, phối hợp với bộ ngành xây dựng một số đề án trình Chính phủ như: Đề án đổi mới mô hình kiểm tra chuyên ngành, dự kiến trình Chính phủ trong quý II/2020. Khi các nội dung của đề án được thực hiện, các thủ tục kiểm tra chuyên ngành sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với trước đây. Ngoài ra, cơ quan Hải quan cũng đang rà soát để sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan như ngoài sửa đổi, ban hành thông tư về xuất xứ trong quý II, sẽ trình Bộ ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 38, Thông tư 39. Trong đó đưa ra một loạt các biện pháp tạo thuận lợi cho DN như: Đơn giản hóa bộ hồ sơ hải quan khi làm thủ tục, điện tử hóa hoàn toàn việc nộp bộ chứng từ trong hồ sơ hải quan, thay đổi căn bản các phương thức thực hiện thủ tục hải quan, ngoài ra cắt giảm tối đa thủ tục không cần thiết để hỗ trợ cộng đồng DN đồng thời rút ngắn thời gian thông quan, giải phóng hàng. Ngoài ra, Tổng cục Hải quan tiếp tục kiến nghị các bộ, ngành thông qua việc rà soát các thủ tục kiểm tra chuyên ngành để các bộ tiếp tục đơn giản hóa thủ tục, bãi bỏ thủ tục không cần thiết trong bối cảnh dịch còn diễn biến phức tạp.

Bên cạnh đó, tiếp tục làm việc với DN kinh doanh cảng, kho bãi để rà soát, xử lý các lô hàng tồn đọng tại cảng biển để giảm các chi phí lưu kho, lưu bãi cho DN cũng như hỗ trợ DN kinh doanh dịch vụ cảng trong việc tối ưu hóa sử dụng kho bãi để thực hiện thông quan hàng hóa XNK.

Hy vọng các giải pháp trong thời gian tới khi ngành Hải quan cùng các bộ ngành triển khai thực hiện các giải pháp sẽ hỗ trợ một phần cho DN trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang còn ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của DN.

分享到: