【nhan dinh giai uc】Thu nhập khá từ nghề đốn mía
作者:World Cup 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 21:54:41 评论数:
Thời điểm này,ậpkhtừnghềđốnhan dinh giai uc nông dân vùng mía Phụng Hiệp đang thu hoạch mía, với niềm vui trúng mùa, được giá. Đi kèm theo đó là những người làm nghề đốn mía cũng vô cùng phấn khởi vì giá thuê mướn thu hoạch cũng tăng cao.
Nghề đốn mía phù hợp với lao động nông thôn, đặc biệt là lao động nữ.
Gắn bó với nghề đốn mía hơn 20 năm, chưa khi nào anh Phạm Dũng Trinh, ở ấp Tân Long, xã Hòa Mỹ lại vui như năm nay. Theo anh Trinh, hiện giá nhân công thu hoạch mỗi tấn mía khoảng 120.000-130.000 đồng. Còn thu hoạch theo hình thức mía chục cũng tương đương 4.000-5.000 đồng/chục, tăng khoảng 15% so với năm rồi. Với mức giá này, mỗi ngày anh có thu nhập từ 250.000-300.000 đồng, giúp gia đình anh thoải mái hơn trong sinh hoạt hàng ngày. Anh Trinh chia sẻ: “Gia đình cũng trồng được 5 công mía, đến khi vào vụ thu hoạch mía thì tham gia cùng anh em trong nhóm đốn mía. Vừa thu hoạch diện tích mía của gia đình vừa đốn mía thuê cho những hộ xung quanh, mỗi vụ cũng kiếm được hơn 15 triệu đồng. Thu nhập này đã góp phần trang trải cho cuộc sống gia đình và đầu tư vào sản xuất mùa vụ mới”.
Mỗi một nhóm làm nghề đốn mía thường có từ 20-30 người, những người nam thì phụ trách công đoạn chở và cân mía, còn những phụ nữ hay người lớn tuổi thì phụ trách công việc đốn mía. Chính vì thế mà nghề này chỉ cần người có sức khỏe, dù là nữ hay người lớn tuổi đều tham gia được. Như trường hợp chị Nguyễn Phương Thúy, ở ấp Mỹ Thạnh, xã Tân Phước Hưng, gia đình chỉ có 2 công đất trồng mía, mỗi năm thu nhập không bao nhiêu. Thấy những người ở xóm tập trung đi đốn mía nên vợ chồng chị cũng đăng ký tham gia. Nhóm thu hoạch mía của chị Thúy khoảng 20 người, ai thuê thu hoạch mía ở đâu thì làm ở đó, có khi đi tận các vùng mía của thị xã Ngã Bảy hay huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng để thu hoạch. Với nghề này, mỗi tháng vợ chồng chị thu nhập từ 10-15 triệu đồng. Nhờ nguồn thu nhập này, gia đình chị vươn lên thoát nghèo 4 năm nay. Đầu năm 2016 này, vợ chồng chị Thúy còn cất được căn nhà trị giá hơn 200 triệu đồng, từ nguồn vốn tích góp của nghề đốn mía nhiều năm qua. Chị Thúy cho hay: “Hiện nay, nghề thu hoạch mía thu hút rất nhiều lao động ở nông thôn, bởi nguồn thu nhập ổn định. Mỗi năm nghề này làm được khoảng 5-6 tháng nên cũng kiếm được một khoản thu nhập khá để lo cho cuộc sống”.
Hiện nay, số lao động làm nghề đốn mía xuất hiện ngày một đông. Từ tập quán riêng lẻ, nhân công ở vùng mía nguyên liệu dần hình thành các nhóm, các đội, các đoàn hay nghiệp đoàn đốn mía để dễ dàng tiếp cận với “thị trường” thu hoạch mía, đặc biệt là mía chục. Với cách làm này, không chỉ huy động nguồn nhân lực kịp thời thu hoạch sản lượng mía lớn trong thời gian ngắn, mà qua đó còn tạo nên sự đoàn kết trong sinh hoạt tập thể. Chị Thúy cho biết thêm: “Trong một nhóm đốn mía thường cử ra một người làm nhiệm vụ coi và nhận mía thu hoạch cho nhóm. Người này cũng chịu trách nhiệm thu và chi tiền thu hoạch cho anh em nên phải thật sự uy tín được anh em trong nhóm tín nhiệm”.
Ông Lê Văn Gặt, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Phước Hưng, cho hay: Toàn xã có khoảng 1.900ha mía, theo thống kê thì trên địa bàn có khoảng 20 nhóm đốn mía, những nhóm này đa phần là lao động ở nông thôn. Sau khi thu hoạch mía của gia đình, họ tham gia đốn mía mướn để kiếm thêm thu nhập. Đây là lực lượng lao động thời vụ, sau khi cây mía được thu hoạch xong thì họ trở lại với công việc sản xuất thường ngày.
Ông Nguyễn Thế Tự, Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Năm nay, khi diện tích mía được phân vùng thời gian thu hoạch hợp lý không chỉ giúp nông dân và doanh nghiệp chủ động hơn trong sản xuất, mà còn giúp cho nghề đốn mía thêm ổn định hơn. Bởi nghề này được trả công theo năng suất, không chỉ nông dân trồng mía có lợi mà thu nhập của nhân công đốn mía cũng ổn định hơn. Nghề thu hoạch mía đang phát triển mạnh trong vài năm trở lại đây, vì thế ngành nông nghiệp huyện cũng vận động các địa phương thành lập các nghiệp đoàn hay đội đốn mía để tránh tình trạng tranh giành đẩy giá lên cao.
Không phải tốn chi phí đầu tư, nghề đốn mía rất phù hợp với những hộ gia đình ít vốn, ít đất sản xuất. Năm nay, với những tín hiệu vui từ cây mía mang lại, nhân công thu hoạch mía cũng khởi sắc hơn. Từ đó, giúp cho những người gắn bó với nghề đốn mía tăng thêm thu nhập, góp phần cải thiện kinh tế gia đình.
Bài, ảnh: TRÚC DUY