1. Lực lượng kiểm ngư tiếp cận giàn khoanTheìnhhìnhbiểnđôngvớinhữngdiễnbiếnmớinhấkeonhaicaio tin tức mới nhất từ Cục Kiểm ngư, trong ngày 30/5, lực lượng kiểm ngư đã tiếp cận được giàn khoan ở khoảng cách 2,8 hải lý để thực hiện nhiệm vụ.Theo quan sát của lực lượng kiểm ngư, số tàu Trung Quốc tại hiện trường giàn khoan là 117 tàu, gồm 33 tàu hải cảnh, 17 tàu kéo, 13 tàu vận tải, 4 tàu quân sự, 50 tàu cá vỏ sắt, số tàu này có sự dao động do Trung Quốc đã đưa một số tàu về, vẫn phát hiện 1 máy bay hoạt động ở khu vực giàn khoan. Lực lượng kiểm ngư Việt Nam dần tiếp cận với giàn khoan Lực lượng kiểm ngư di chuyển từ khu vực Đông Nam giàn khoan vào cách giàn khoan 5-6 hải lý bị nhóm tàu của Trung Quốc gồm tàu hải cảnh, tàu ngư chính, tàu kéo, tàu vận tải tổ chức áp sát, vây ép. Dù bị tàu Trung Quốc ngăn cản quyết liệt nhưng lực lượng kiểm ngư đã tiếp cận giàn khoan ở khoảng cách 2,8 hải lý để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền. 2. Tàu cá Trung Quốc bao vây tàu cá của ngư dân Việt NamTại khu vực giàn khoan Hải Dương 981 Trung Quốc hạ đặt trái phép trên vùng biển Việt Nam, phía Trung Quốc vẫn quy trì từ 120 đến 125 tàu, liên tục uy hiếp và ngăn cản tàu Việt Nam làm nhiệm vụ. Đặc biệt tàu cá Trung Quốc tập trung số lượng lớn từ 45-50 tàu liên tục bao vây không cho tàu cá của ngư dân Việt Nam đánh bắt cá.Vị trí giàn khoan Hải Dương 981 vẫn không thay đổi. Trung Quốc vẫn duy trì từ 120 đến 125 tàu (khoảng 38 - 40 tàu Hải cảnh, 25 - 30 tàu vận tải và tàu kéo, 45 - 50 tàu cá và 4 tàu quân sự) quanh khu vực giàn khoan. Tàu cá Trung Quốc tiếp cận tàu cá của Việt Nam Trung Quốc cũng điều 3 máy bay, trong đó máy bay cánh bằng bay ở độ cao 150 – 200m và máy bay quân sự bay 2 lần quanh khu vực giàn khoan ở độ cao khoảng 1.500m. Kiểm ngư Việt Nam cho biết, nhìn chung phương thức của các tàu Trung Quốc không thay đổi nhưng các tốp tăng về số lượng và có tàu lớn hơn ngăn chặn, vây ép, hú còi, đâm va quyết liệt gây nhiều hư hỏng đối với tàu chấp pháp của Việt Nam. 3. Thực hiện trinh sát vị trí giàn khoanTàu cảnh sát biển (CSB) 2016 của Việt Nam đã tiến hành trinh sát vị trí mà Trung Quốc lần đầu hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trên vùng biển Việt Nam.Tàu CSB 2016 đã tổ chức nhóm trinh sát, dùng ống nhòm tìm kiếm các vật thể khả nghi trên mặt biển, có thể phía Trung Quốc đã cài đặt trước khi di dời giàn khoan. Thượng úy Quản Đình Dương – Thuyền trưởng tàu CSB 2016 đề nghị nhóm trinh sát quan sát kỹ tại vùng biển này. Trong quá trình trinh sát, tàu CSB Việt Nam liên tục bị các tàu Trung Quốc áp sát, khiêu khích và đe dọa. 4. Mỹ, Nhật thay nhau lên tiếng muốn trừng phạt Trung QuốcCác nhà lãnh đạo Mỹ và Nhật phát biểu tại phiên họp Đối thoại Shangri-La 13 đã lên tiếng chỉ trích việc gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông và cho biết các nỗ lực của Bắc Kinh nhằm củng cố yêu sách về lãnh thổ đã phá hoại trật tự quốc tế và ảnh hưởng đến sự thịnh vượng của châu Á.Đối thoại Shangri-La lần này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc vừa ngang nhiên và có phần hung hăng khi hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Ông Hagel và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe Đây là một động thái đơn phương của Bắc Kinh làm căng thẳng tình hình an ninh trong khu vực.Về phần mình, Trung Quốc vẫn tiếp tục đưa ra những luận điệu xảo trá và vô lý nhằm biện minh cho hành động ngang ngược của mình đồng thời còn lên tiếng đáp trả luồng chỉ trích từ phía Nhật Bản. Theo Tân Hoa Xã, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương đã hối thúc Tokyo "tôn trọng sự thật và không kích động thù hằn cũng như đánh lạc hướng dư luận".
Linh Nhi (TH) Tình hình biển Đông: Nhật lên tiếng ủng hộ Việt Nam |