【mainz – werder bremen】Rủi ro về an toàn thực phẩm làm nhiều nông sản Việt bị từ chối nhập khẩu

  发布时间:2025-01-27 05:36:18   作者:玩站小弟   我要评论
Thông tin trên được bà Hoàng Mai Vân Anh- cán bộ Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO mainz – werder bremen。

Thông tin trên được bà Hoàng Mai Vân Anh- cán bộ Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) đưa ra tại Diễn đàn trách nhiệm xã hội doanh nghiệp về chủ đề “An toàn thực phẩm – Câu hỏi về sự phối hợp và tin tưởng lẫn nhau”,ủirovềantoànthựcphẩmlàmnhiềunôngsảnViệtbịtừchốinhậpkhẩmainz – werder bremen do Văn phòng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững, UNIDO… phối hợp tổ chức ngày 20/9, tại Hà Nội.

diễn đàn
Các đại biểu trao đổi, thảo luận tại diễn đàn. Ảnh: Diệu Thiện

Cụ thể, đối với sản phẩm cá và từ cá thì tỷ lệ bị từ chối nhập khẩu vào EU là 11,6%, tại Mỹ là 14,2%, tại Úc là 11,5% và tại Nhật Bản là 27,5%.

Cũng theo bà Vân Anh, cùng với cá, nhiều sản phẩm nông sản xuất khẩu của Việt Nam như rau quả, thủy sản… cũng có tỷ lệ bị từ chối cao tại cửa khẩu của nhiều nước phát triển trên thế giới.

Theo khảo sát của UNIDO, nguyên nhân hàng đầu khiến sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam bị từ chối nhập khẩu là nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, còn do các nguyên nhân khác như: dư lượng thuốc thú y, thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản… vượt quá quy định của thị trường nhập khẩu, các điều kiện/kiểm soát vệ sinh và vấn đề dán nhãn không đảm bảo hay sản phẩm chứa chất gây ô nhiễm môi trường…

Đồng quan điểm, bà Đinh Thị Mỹ Loan- Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết, tại thị trường nội địa, vệ sinh an toàn thực phẩm cũng đang là vấn đề nhức nhối, tình trạng nhiều sản phẩm khi cung cấp ra thị trường không đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng gia tăng.

Cũng theo bà Loan, hiện nay tại Việt Nam, 85% người tiêu dùng mua thực phẩm qua các kênh phân phối truyền thống như mua của hộ kinh doanh ở chợ, người bán lẻ ven đường... Chỉ có 15% người tiêu dùng có thói quen mua thực phẩm qua kênh phân phối hiện đại (siêu thị, đại siêu thị, cửa hàng tiện lợi…). Con số này thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ người tiêu dùng mua hàng hóa chung hoặc hàng hóa phi thực phẩm, vì vậy rủi ro về an toàn thực phẩm cao hơn.

Trước thực trạng an toàn thực phẩm ngày càng khó kiểm soát như hiện nay, theo bà Hoàng Mai Vân Anh, thách thức đa chiều của an toàn thực phẩm lớn tới mức cần có sự tham gia giải quyết đồng bộ, quyết liệt của nhiều bên, bao gồm cơ quan quản lý nhà nước, nhà sản xuất, doanh nghiệp phân phối – bán lẻ, người tiêu dùng và các tổ chức xã hội dân sự…

Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Mạnh Hiểu- Phó trưởng Bộ môn Công nghệ bảo quản, Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch (VIAEP) đưa thêm đề xuất, Nhà nước cần xây dựng những trung tâm thu mua, sơ chế, bảo quản rau quả, thực phẩm tại các vùng sản xuất tập trung để đưa ra những sản phẩm sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đến tay người tiêu dùng…/.

Thiện Trần

相关文章

最新评论