游客发表

【người chơi câu lạc bộ bóng đá sheffield united】Nỗ lực chống lập lờ gian lận xuất xứ Việt Nam

发帖时间:2025-01-12 10:50:43

hang

Cơ quan chức năng kiểm tra nhãn mác hàng hóa tại cửa khẩu. Ảnh: TL minh họa

"Hàng hóa được phép thể hiện là hàng hóa của Việt Nam khi có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam,ỗlựcchốnglậplờgianlậnxuấtxứViệngười chơi câu lạc bộ bóng đá sheffield united hoặc có xuất xứ không thuần túy/không được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam nhưng trải qua công đoạn gia công, chế biến cuối cùng tại Việt Nam làm thay đổi cơ bản tính chất của hàng hóa" - Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết như vậy tại cuộc trao đổi thông tin về dự thảo thông tư quy định cách xác định sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam, do Bộ Công thương tổ chức ngày 14/8 vừa qua.

Việc không của riêng ai

Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh khẳng định, trên thực tế, theo đúng chức năng và phạm vi quản lý nhà nước, Bộ Công thương đã ban hành nhiều văn bản quy định như thế nào thì một sản phẩm, hàng hóa được coi là của Việt Nam, hay nói cách khác là có xuất xứ Việt Nam. Tuy nhiên, các quy định này chỉ áp dụng cho hàng xuất khẩu, giúp hàng hóa của Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế khi đi vào các thị trường ngoài nước hoặc phục vụ các mục tiêu khác của quản lý ngoại thương.

“Còn lại, với hàng hóa sản xuất và lưu thông trong nước, việc ghi nước xuất xứ được thực hiện theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP (Nghị định 43) về nhãn hàng hóa. Đây là lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ” - Thứ trưởng Khánh cho biết.

Theo Thứ trưởng, trong quá trình trao đổi sơ bộ về ý tưởng này, cũng có ý kiến cho rằng, đây không phải là việc của Bộ Công thương mà là việc của nhiều bộ, ngành. Thí dụ, nên giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định như thế nào là nông sản Việt Nam. Tương tự, nên giao các Bộ Thông tin Truyền thông và Khoa học Công nghệ quy định thế nào là sản phẩm công nghệ Việt Nam, Bộ Xây dựng quy định thế nào là vật liệu xây dựng Việt Nam... Do đó, để giải quyết hiệu quả vấn đề này cần sự tham gia của nhiều bộ ngành liên quan.

Nhìn từ khía cạnh của Bộ Công thương, ông Khánh cũng cho biết, nước ta chưa có quy định về việc một sản phẩm được coi là "sản phẩm của Việt Nam" hay "sản xuất tại Việt Nam" nên xảy ra trường hợp một số mặt hàng dù chỉ trải qua các công đoạn gia công, lắp ráp, chế biến đơn giản tại Việt Nam vẫn gắn nhãn "sản xuất tại Việt Nam" khiến người tiêu dùng thắc mắc, bức xúc và các cơ quan chức năng lại không có căn cứ để phân xử. Do đó, Bộ Công thương đã xây dựng dự thảo thông tư quy định cách xác định sản phẩm, hàng hóa là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam.

Cụ thể, dự thảo thông tư quy định rõ các trường hợp được phép và không được phép thể hiện là hàng hóa của Việt Nam; các trường hợp, tiêu chí để hàng hóa được coi là hàng hóa của Việt Nam; các quy định khác liên quan đến việc xác định hàng hóa của Việt Nam (gia công đơn giản, bao bì phụ kiện, tỷ lệ linh hoạt, yếu tố gián tiếp); quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, tổ chức thực hiện… và áp dụng cho hàng lưu thông trên thị trường trong nước. Nếu hàng nhập khẩu vào Việt Nam đã có nhãn mác thể hiện xuất xứ không phải xuất xứ Việt Nam thì khi lưu thông trên thị trường, việc ghi nước xuất xứ sẽ được thực hiện theo Nghị định 43.

Một điểm mới rất đáng lưu ý của dự thảo thông tư là: Nếu hàng nhập khẩu lại gắn sẵn nhãn mác thể hiện đó là "hàng Việt Nam" thì cơ quan chức năng sẽ có quyền yêu cầu người nhập khẩu chứng minh đó là hàng Việt Nam, trước khi cho phép hàng hóa được thông quan.

Hàng hóa thế nào được coi là của Việt Nam?

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết, dự thảo thông tư quy định rõ, hàng hóa được phép thể hiện là hàng hóa của Việt Nam trong hai trường hợp: Thứ nhất, hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam; thứ hai, hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam nhưng trải qua công đoạn gia công, chế biến cuối cùng tại Việt Nam làm thay đổi cơ bản tính chất của hàng hóa.

Như vậy, doanh nghiệp chỉ được phép lựa chọn một trong các cách đã quy định cụ thể tại thông tư để thể hiện hàng hóa là hàng hóa của Việt Nam. Tức là có thể lựa chọn cụm từ phù hợp nhất với quy trình sản xuất, gia công, chế biến của mình. Theo kinh nghiệm chung trên thế giới thì các sản phẩm có xuất xứ thuần túy thường dùng cụm từ "sản phẩm của ..." mà không dùng các cụm từ như "chế tạo tại...” hay "sản xuất tại ...".

Trong đó, đại diện Bộ Công thương lưu ý không nên sử dụng các cách thể hiện khác như "lắp ráp tại Việt Nam", "gia công tại Việt Nam" hay "thiết kế bởi Việt Nam"… không có trong quy định. Đồng thời, không ghi nhãn bằng tiếng nước ngoài, thí dụ như "Made in Viet Nam" hay "Product of Viet Nam” bởi thông tư này áp dụng cho hàng hóa lưu thông trên thị trường Việt Nam nên ngôn ngữ thể hiện bắt buộc phải là tiếng Việt.

Mặt khác, một trong những nội dung quan trọng của dự thảo thông tư là quy định chỉ cần hàm lượng 30% đã được coi là hàng hóa Việt Nam (trong ASEAN hàng hóa phải đạt hàm lượng giá trị gia tăng là 40% mới được coi là đáp ứng quy tắc xuất xứ). Về vấn đề này, đại diện Bộ Công thương lý giải thêm, trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) và các hiệp định thương mại tự do (FTA) khác, hàm lượng giá trị gia tăng được gọi "hàm lượng giá trị khu vực" (RVC) - thể hiện tính chất "khu vực" của quy tắc xuất xứ, tức là cho phép cộng gộp xuất xứ của các nước thành viên. Ví dụ, với RVC 40% trong ASEAN thì một sản phẩm có 20% giá trị của Thái Lan, 10% của Philippines, 5% của Lào và 5% của Việt Nam sẽ được coi là đạt tiêu chí xuất xứ ASEAN và được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu D.

Tuy nhiên, dự thảo thông tư này của Bộ Công thương quy định chặt hơn, tỷ lệ giá trị gia tăng 30% nêu tại thông tư là chỉ tính riêng giá trị của Việt Nam. Do đó, với quy định này, nhiều sản phẩm có thể đáp ứng xuất xứ ASEAN và được cấp C/O mẫu D nhưng chưa chắc đã đủ điều kiện để được coi là hàng hóa của Việt Nam.

Tố Uyên

    热门排行

    友情链接