【kết quả trận levante】Vụ 2 khách tố bị cán bộ Nam A Bank lộ thông tin tín dụng: CIC nói gì?
Như phóng viên báo Dân tríđã đưa tin,ụkháchtốbịcánbộNamABanklộthôngtintíndụngCICnóigìkết quả trận levante mới đây, ông P.T.C và bà P.T.Y.N (cùng ở TPHCM) có đơn phản ánh thông tin về việc 2 cá nhân này bị một cán bộ Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank, mã chứng khoán: NAB) làm lọt, lộ thông tin tín dụng quốc gia (CIC)dù 2 cá nhân này không phải là khách hàng của Nam A Bank.
Cụ thể, trong đơn, ông C. và bà N. cho biết, ông Trương Quốc Vương, Phó giám đốc một chi nhánh của Nam A Bank tại TPHCM, đã thực hiện tra cứu thông tin CIC của ông C. và bà N., bao gồm các nội dung tra cứu về lịch sử tín dụng, tài sản đảm bảo liên quan... theo đề nghị của ông T.M.T (một khách hàng của Nam A Bank, có liên quan đến ông C. và bà N.).
Ông Vương cho rằng việc tra cứu thông tin CIC là theo quy định Thông tư 03 năm 2013 của Ngân hàng Nhà nước về quy định hoạt động thông tin tín dụng.
Trong khi đó, theo thông tin trong đơn phản ánh, ông C. và bà N. cho biết họ không phải là khách hàng của Nam A Bank, cũng chưa từng có bất kỳ liên hệ hay nhu cầu quan hệ giao dịch tín dụng với ngân hàng này.
Do đó, 2 cá nhân này cho rằng việc Nam A Bank trích xuất thông tin CIC cá nhân và cung cấp tiết lộ cho người không liên quan là bất hợp pháp, vi phạm pháp luật liên quan.
CIC lên tiếng
Chia sẻ về sự vụ trên, đại diện Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) nêu không có ý kiến về sự việc "do CIC chưa tiếp nhận thông tin vụ việc từ các bên (tổ chức, cá nhân) có liên quan trực tiếp tới sự vụ".
Tuy nhiên, đại diện CIC cho biết Thông tư số 03/2013 của Ngân hàng Nhà nước đã nêu rõ quy định về hoạt động thông tin tín dụng. Theo đó, Thông tư 03 đã có các quy định rõ về các hành vi bị cấm trong hoạt động thông tin tín dụng quy định tại Điều 6. Việc "cung cấp thông tin tín dụng cho tổ chức, cá nhân không liên quan, bất hợp pháp" là hành vi bị cấm theo quy định tại Khoản 3, CIC trích dẫn.
CIC cho biết hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước là nhằm tạo lập cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia, để hỗ trợ tổ chức tín dụng ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Nội dung này được quy định tại Điều 4, Thông tư 03.
Làm lộ thông tin CIC, cán bộ và ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm gì?
Luật sư Đỗ Văn Luận, Giám đốc Công ty Luật Lập Phương, Đoàn luật sư TPHCM, cho biết theo Điều 10 Thông tư 03, ngân hàng là một trong những đối tượng được khai thác thông tin tín dụng. Tuy nhiên, ngân hàng chỉ được tra cứu thông tin tín dụng của cá nhân khi có sự đồng ý của cá nhân đó hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Do đó, theo luật sư Luận, trước khi tra cứu thông tin tín dụng của ông C. và bà N., Nam A Bank cần phải xin phép và có được sự đồng ý từ họ.
Phóng viên Dân trí đã liên hệ với đại diện Nam A Bank để làm rõ thông tin vụ việc. Tuy nhiên, phía ngân hàng chưa có phản hồi về nội dung này.
Luật sư Đỗ Văn Luận cho biết theo quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ thông tin cá nhân và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc quản lý thông tin khách hàng, nếu đúng như trong đơn phản ánh của ông C. và bà N., việc làm lộ thông tin tín dụng của 2 cá nhân này ra bên ngoài có thể gây hậu quả nghiêm trọng.
Trước hết là trách nhiệm của ông Vương - cán bộ ngân hàng, luật sư cho biết ông Vương có thể bị xử lý kỷ luật nội bộ của ngân hàng. Và nếu căn cứ mà tính chất, mức độ vi phạm làm lộ thông tin khách hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng thì có thể bị xử lý phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ông Vương cũng phải bồi thường khi gây ra thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, ông Vương cũng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho ông C. và bà N. - người tố cáo bị lộ thông tin tài khoản nếu việc lộ thông tin đó gây thiệt hại cho 2 cá nhân này và họ có yêu cầu bồi thường.
Việc bồi thường phải được dựa trên các căn cứ như có thiệt hại xảy ra trên thực tế; Có hành vi vi phạm pháp luật; Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật với thiệt hại xảy ra.
Về xử phạt hành chính, ông Vương có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng về hành vi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của cá nhân khác mà không được sự đồng ý của ông C. và bà N.
Nội dung xử phạt được quy định tại Điểm e khoản 3 Điều 102 Nghị định 15 năm 2020 của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
Về truy cứu trách nhiệm hình sự, vị luật sư cho rằng hành vi làm lộ thông tin khách hàng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 291 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định tội Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng. Theo đó, hình phạt cho tội này có thể lên đến 7 năm tù.
Về trách nhiệm của Nam A Bank, ngân hàng có thể phải bồi thường thiệt hại cho các cá nhân bị lộ thông tin nếu họ chứng minh được thiệt hại thực tế do việc lộ thông tin gây ra.
Theo đó tại Điều 597 Bộ Luật dân sự năm 2015, khi người của pháp nhân gây thiệt hại trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao thì dù người đó có lỗi hay không có lỗi, ngân hàng vẫn phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.
Sau khi đã bồi thường cho người bị thiệt hại, ngân hàng có quyền yêu cầu người của pháp nhân (ông Vương) có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
Ông Luận cho rằng có thể trách nhiệm cuối cùng sẽ thuộc về ông Vương có lỗi, nhưng nếu buộc ông Vương bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt hại sẽ không đảm bảo nguyên tắc bồi thường kịp thời.
Bởi ông Vương gây thiệt hại sẽ khó có khả năng bồi thường cho người bị thiệt hại (ông C. và bà N.) ngay khi thiệt hại xảy ra. Tuy nhiên, theo luật sư, nội dung cụ thể vụ việc này cần được xem xét theo từng trường hợp và theo quy định của pháp luật và diễn biến sự vụ.
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/090a299719.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。