【tỷ số bóng đá tối qua】Người phụ nữ truyền lửa trong ngành sách

作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 23:49:50 评论数:

Hơn 15 năm gắn bó với ngành xuất bản,ườiphụnữtruyềnlửatrongngànhsátỷ số bóng đá tối qua chị Kim Thoa - CEO Tân Việt Books luôn trăn trở làm cách nào để văn hóa đọc của người Việt ngày một phát triển. Trước thềm Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4), VietNamNet có buổi trò chuyện cùng chị về đam mê lan toả văn hoá đọc.

Chị Kim Thoa - CEO Tân Việt Books

- Mở cùng lúc chuỗi gần 20 nhà sách, trong khi các đơn vị xuất bản than phiền văn hoá đọc ở Việt Nam chưa phát triển mạnh, chị có thấy mình liều lĩnh?

Tôi đọc nhiều nghiên cứu của các chuyên gia về khoa học, giáo dục, thần kinh và nhận thấy rằng việc đọc sách mang lại giá trị vô cùng to lớn cho sự phát triển của con người. Điều đó cũng được chứng minh qua rất nhiều tấm gương, câu chuyện có thật, nhờ đọc sách mà thành tài.

Có thể thấy, về mặt khoa học, xã hội, cả trong thực tế, văn hóa đọc đều mang lại giá trị không thể thiếu đối với sự phát triển của cá nhân, gia đình và rộng hơn là một quốc gia.

Một điều tưởng chừng rất bình thường như đọc sách hàng ngày lại là hoạt động ý nghĩa để đánh thức được năng lực, trí tuệ, nuôi dưỡng ý chí và khát vọng của con người.

Vì ý thức sâu sắc tầm quan trọng của văn hóa đọc nên bản thân tôi cũng như cộng sự đều lấy đó làm kim chỉ nam tạo ra những không gian tri thức, mang không khí của văn hóa đọc. Việc tạo nên một nơi thuận tiện cho cả gia đình cùng nhau trải nghiệm, vui chơi và thỏa sức đọc sách chính là cách hiệu quả để xây dựng thói quen đọc trong cộng đồng.

- Không gian xây dựng thói quen đọc cho các gia đình Việt được chị học hỏi từ những chuyến đi tới nhiều quốc gia trên thế giới?

Mô hình này được tôi học tập ở nhiều nước phát triển và áp dụng với “những đứa con tinh thần” của mình tại một số trung tâm thương mại lớn. 

Chúng tôi đưa ra 5 thông điệp khi xây dựng mô hình nhà sách và tự hào là hệ thống duy nhất có câu chuyện để kể thông qua các biểu tượng: con mắt, cây cầu, tầng địa chất, bầu trời, trái đất. Những thông điệp này tựu chung đều hướng đến sách.

Với biểu tượng con mắt, chúng tôi muốn bạn đọc ưu tiên cho hoạt động đọc sách để mở mang tầm mắt, nhìn ra thế giới. Còn cầu tri thức ý nói sách là mạch nối tích trữ tất cả kinh nghiệm, tri thức của lịch sử đưa đến hiện tại và tương lai của người đọc. 

Biểu tượng thứ ba là tầng địa chất. Kiến thức thì vô tận, không thể trong thời gian ngắn mà biết hết nên phải chọn lọc để đọc, tích lũy từng ngày như những tầng địa chất đã được thiên nhiên bồi đắp theo năm tháng.

Và khi đã mở mang tầm mắt và tích lũy được tri thức thì chúng ta sẽ làm chủ được cả trái đất, bầu trời - chính là hai biểu tượng cuối cùng.

Việc tạo nên không gian thuận tiện cho cả gia đình cùng nhau trải nghiệm, vui chơi và thỏa sức đọc sách chính là cách hiệu quả để xây dựng thói quen đọc trong cộng đồng.

- Hướng tới Ngày Sách và Văn hóa đọc năm nay, Bộ Thông tin và Truyền thông chọn chủ đề “Sách: Nhận thức - Đổi mới - Sáng tạo” và “Sách cho tôi, cho bạn”. Chị nghĩ sao về những thông điệp này?

Đây là một thông điệp rất hay và ý nghĩa. Để đi đến một kết quả cao hay thấp, đổi mới hay sáng tạo đều bắt nguồn từ nhận thức. Nhận thức đúng dẫn đến hành động đúng. Hành động đúng dẫn đến kết quả đúng và ngược lại. 

“Nhận thức - Đổi mới - Sáng tạo”, thông điệp này rất có chiều sâu. Hãy bắt đầu từ những cái căn cốt, gốc rễ thì mới có ngọn. Quay trở lại với câu chuyện của sách, chỉ khi có đầy đủ kiến thức thông qua sách, chúng ta mới có nền tảng vững mạnh để tạo ra cái mới. Từ cái mới đó mà tiếp tục sáng tạo và thành công. 

Còn thông điệp “Sách cho tôi, cho bạn” có ý nhắc nhở tất cả chung tay phát triển văn hóa đọc. Thông điệp năm 2022 là “Thắp lửa tri thức”, chủ đề năm nay chính là sự tiếp nối và cụ thể hóa hơn, hướng đến đối tượng “tôi, bạn” nhưng vẫn mang ý nghĩa cùng nhau đọc sách. 

- Hòa chung không khí “tháng sách”, chị đã và đang có những hoạt động gì để lan tỏa văn hóa đọc?

Với những người làm xuất bản như tôi, tháng Tư là tháng bận rộn nhưng rất vui vì được nhiều đơn vị, trường đại học lớn nhỏ, cơ quan về giáo dục, đoàn thể mời đi giao lưu. Tôi cũng sắp xếp để có thể thực hiện 10 talkshow trong dịp này tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Đại học Thái Nguyên, và các thầy cô, cán bộ công chức huyện Tam Đảo cùng một huyện ở Yên Bái. 

Cách đây một tuần, chúng tôi cùng một số đơn vị phối hợp đi làm từ thiện, tặng sách cho các trường học tại xã Giới Phiên, TP. Yên Bái.

Tôi hy vọng với đóng góp nhỏ bé, bằng tình yêu và sự kiên trì của mình, văn hóa đọc của người Việt sẽ dần có những biến chuyển tích cực. 

Xây cho con lâu đài trí tuệ từ việc đọc sáchXuất phát từ những giá trị, lợi ích thiết thực của việc đọc và hướng tới Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10), ngày 18/10 tại Hà Nội, gần 1.000 phụ nữ đã có cơ hội được giao lưu, trò chuyện về văn hóa đọc và phương pháp nuôi dạy con.