【mẹo chơi poker】Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều giải pháp thu ngân sách trong bối cảnh xuất nhập khẩu chững lại

 人参与 | 时间:2025-01-11 02:45:11
Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu: Hỗ trợ doanh nghiệp bằng những hoạt động cụ thể,ảiquanBàRịa–VũngTàuNhiềugiảiphápthungânsáchtrongbốicảnhxuấtnhậpkhẩuchữnglạmẹo chơi poker thực chất
Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu: Áp lực thu ngân sách các tháng cuối năm
Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu chủ động ngăn chặn buôn bán, vận chuyển trái phép ma túy
Tàu có trọng tải lớn cập cảng Cái Mép. 	Ảnh: S.T
Tàu có trọng tải lớn cập cảng Cái Mép. Ảnh: S.T

Kim ngạch nhiều mặt hàng giảm

Năm 2022, Cục Hải quan BR-VT được Bộ Tài chính giao dự toán thu ngân sách nhà nước (NSNN) 20.300 tỷ đồng và chỉ tiêu phấn đấu Tổng cục Hải quan giao là 20.900 tỷ đồng. Luỹ kế đến ngày 23/5/2022, số thu tại đơn vị đã đạt được 8.266 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ năm trước, đạt 41% so với chỉ tiêu được giao và 40% so với chỉ tiêu phấn đấu.

Theo Cục Hải quan BR-VT, nguyên nhân khiến số thu giảm so với cùng kỳ năm trước đến từ chính sách giảm thuế Giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội (Nghị định số 15/2022/NĐ-CP) và việc cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu theo các Hiệp định FTA mà Việt Nam tham gia.

Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu nhiều mặt hàng ghi nhận sụt giảm dẫn tới số thu thuế cũng giảm. Điển hình như kim ngạch nhập khẩu có thuế của mặt hàng sắt thép giảm 11% trong 4 tháng năm 2022, xuống mức 707 triệu USD, kéo theo đó, số thuế phải thu từ mặt hàng này cũng giảm 19%, xuống mức 1.571 tỷ đồng. Với mặt hàng hóa chất, kim ngạch nhập khẩu có thuế đạt khoảng 151 triệu USD, giảm 34% dẫn tới số thuế phải thu giảm tới 39%, ở mức 323 tỷ đồng.

Với mặt hàng dầu thô, lượng xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm 2022 giảm 20% so với cùng kỳ năm 2021, chỉ đạt 775 nghìn tấn, nhưng nhờ giá dầu tăng mạnh nên trị giá xuất khẩu vẫn tăng 35%, đạt 638 triệu USD. Giá dầu thô bình quân lũy kế từ đầu năm là 100,75 USD/thùng, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước, qua đó giúp số thu thuế từ mặt hàng này đạt 1.046 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2021. Tương tự, lượng xăng dầu nhập khẩu cũng giảm 20% trong 4 tháng năm 2022, đạt khoảng 67.000 tấn, nhưng trị giá tăng tới 91%, ở mức khoảng 60 triệu USD. Nhờ đó, số thu từ xăng dầu nhập khẩu cũng tăng 90%, đạt 224 tỷ đồng.

Trong khi đó, nhóm máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định phục vụ các dự án như Công ty Cổ phần Khải Hoàn Quốc tế, Samsung C&T Corporation - Thầu chính gói thầu Thiết kế thi công – xây dựng Dự án Kho chứa kho ngoại quan 1MMTPA tại Thị Vải, Công ty TNHH Hóa chất Hyosung Việt Nam… cũng đã bước vào giai đoạn hoàn tất hoặc đi vào những hạng mục nhập khẩu cuối năm 2021 nên số thu NSNN của mặt hàng này trong năm 2022 giảm mạnh tới 86% so với cùng kỳ năm 2021, chỉ đạt 182 tỷ đồng. Tương tự, số thu từ các mặt hàng than đá, sản phẩm dinh dưỡng, nông nghiệp… cũng giảm do kim ngạch nhập khẩu giảm.

Bên cạnh đó, nhiều DN vẫn chưa thể hồi phục sau những tác động của dịch bệnh Covid-19 đối với hoạt động thương mại, đầu tư, dẫn tới sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công tác thu NSNN qua thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nói riêng gặp nhiều khó khăn.

Nuôi dưỡng nguồn thu kết hợp chống thất thu

Từ thực tế kể trên, Cục Hải quan BR-VT đánh giá, việc hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN năm 2022 là hết sức khó khăn và thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực, phấn đấu của toàn thể cán bộ công chức và người lao động trong đơn vị. Theo đó, bên cạnh việc thực hiện tốt các nội dung chỉ đạo của Tổng cục Hải quan tại Chỉ thị số 439/CT-TCHQ ngày 11/2/2022, công văn số 695/TCHQ-TXNK ngày 2/3/2022, Cục Hải quan BR-VT đã yêu cầu các đơn vị tập trung thực hiện các giải pháp tạo thuận lợi thương mại nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động XNK; tăng cường thu, chống thất thu NSNN.

Căn cứ theo tình hình thu NSNN trong 4 tháng đầu năm, các đơn vị liên hệ với các DN có số thu lớn để nắm kế hoạch XNK hàng hóa của các tháng còn lại, qua đó phân tích, đánh giá, triển khai các biện pháp thu ngân sách hiệu quả. Các đơn vị cũng thường xuyên rà soát, nắm chắc nguồn thu, phân tích, đánh giá tác động của các cam kết hội nhập quốc tế (hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia) cũng như ảnh hưởng của dịch bệnh Covid- 19, Nghị định số 15; tác động của việc thu phí hạ tầng cảng biển tại TPHCM, xung đột Nga - Ukraine… Đồng thời, rà soát, kiểm tra các trường hợp hàng hoá được miễn, giảm, hoàn thuế, không thu thuế theo đúng tinh thần chỉ đạo của Tổng cục Hải quan tại Công văn số 1163/TCHQ-TXNK ngày 5/4/2022.

Việc tuyên truyền, phổ biến, tập huấn các chính sách mới và đối thoại với doanh nghiệp cũng được thực hiện thường xuyên để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh thuộc thẩm quyền liên quan đến thủ tục hải quan, chính sách thuế, đặc biệt là các doanh nghiệp có dự án đầu tư mới, dự án đầu tư lớn, có hàng hoá thường xuyên làm thủ tục hải quan tại địa bàn quản lý.

Đối với công tác trị giá hải quan, các đơn vị kịp thời báo cáo, đề xuất sửa đổi các mức giá không còn phù hợp và đề xuất bổ sung các mặt hàng mới phát sinh vào Danh mục rủi ro về trị giá, trong đó tập trung vào hàng hóa xuất khẩu có thuế suất cao như hàng hóa là tài nguyên, khoáng sản thô, hàng hóa nhập khẩu là hàng tiêu dùng cao cấp có thuế suất nhập khẩu cao, có thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá…, nhằm xử lý, ngăn chặn các trường hợp khai báo trị giá hải quan bất hợp lý để gian lận, trốn thuế; kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Trong công tác thu hồi nợ đọng, đơn vị thực hiện rà soát phân loại các nhóm nợ có khả năng thu, nợ không có khả năng thu, mỗi nhóm nợ có đánh giá chi tiết từng doanh nghiệp, tờ khai, tình trạng nợ thuế, phân tích nguyên nhân chưa thu hồi được nợ, đưa ra biện pháp xử lý. Đồng thời tăng cường các biện pháp đốc thu cưỡng chế, chủ động nắm bắt tình hình doanh nghiệp, phấn đấu thu hồi hết các khoản nợ có khả năng thu; hoàn thiện hồ sơ khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với các khoản nợ không còn khả năng thu theo Nghị quyết số 94/2019/QH14 ngày 26/11/2019.

顶: 89踩: 2