Để giúp người khuyết tật vượt lên khó khăn,ốgắngchămlohỗtrợtốtnhấtchongườikhuyếttậtrực tiếp mu vs everton hòa nhập cộng đồng, Hậu Giang đã thực hiện nhiều hoạt động chăm lo, hỗ trợ. Khuyết tật ở chân, đi lại khó khăn nhưng ông Phùng luôn cố gắng vượt qua khó khăn trong cuộc sống, làm nhiều việc để nuôi sống bản thân và gia đình. Nỗ lực vươn lên, hòa nhập cuộc sống Do ảnh hưởng của cơn sốt bại liệt lúc nhỏ, chân trái của ông Dương Thiện Phùng, ở phường V, thành phố Vị Thanh, bị teo và rất yếu ớt. Bị khiếm khuyết cơ thể, nhưng ông Phùng luôn cố gắng vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Cách đây 12 năm, cuộc đời của ông như bước sang trang mới, khi nên duyên cùng bà Nguyễn Thị Hồng Xuân. Để lo cuộc sống, vợ chồng ông mở quán nước giải khát nhỏ, mỗi ngày, thu nhập được vài chục ngàn đồng, rồi chăn nuôi heo, gà, vịt, nhờ đó, kinh tế gia đình từng bước cải thiện. “Bản thân bị tật nguyền, tôi luôn tự ti, sợ mọi người cười chê. Tôi luôn động viên bản thân phải vượt qua được mặc cảm, hòa đồng với mọi người và phải nỗ lực hơn rất nhiều để tránh làm gánh nặng cho gia đình, xã hội”, ông Phùng bộc bạch. Ông Phùng nhận trợ cấp bảo trợ xã hội 540.000 đồng mỗi tháng và được chính quyền địa phương thường xuyên đến thăm hỏi, động viên. Những hành động đó đã tiếp thêm động lực để ông cố gắng vươn lên, hòa nhập cộng đồng. Ông Phùng cho hay: “Mang khiếm khuyết cơ thể nên tôi không đủ sức khỏe và làm nhanh bằng người ta. Nếu việc đó người khỏe mạnh làm một ngày thì người khuyết tật như tôi làm hai, ba ngày sẽ xong, chỉ cần bản thân luôn kiên trì, cố gắng. Tôi tin rằng, với nỗ lực không ngừng nghỉ, những người khuyết tật có thể tự nuôi sống mình và làm được những việc như bao người khác”. Dù đi lại gặp khó khăn, hay bị đau ốm kéo dài, song nhiều người khuyết tật như ông Phùng vẫn cố gắng lao động để có cuộc sống tốt hơn. Bởi hơn ai hết, họ hiểu rằng chỉ có cố gắng mới giúp bản thân vượt lên số phận, ổn định cuộc sống. Ông Ngô Triều Phương, Chủ tịch Hội Bảo trợ Người khuyết tật - Trẻ mồ côi - Bệnh nhân nghèo tỉnh, cho biết: “Tàn nhưng không phế”, nhiều người khuyết tật trên địa bàn tỉnh đã không ngừng cố gắng, quyết tâm vươn lên, để tự nuôi sống bản thân, tránh làm gánh nặng cho gia đình, xã hội”. Tiếp tục nối dài những hoạt động đầy tính nhân văn trong chăm lo, hỗ trợ Đối với người khuyết tật vận động, xe lăn, xe lắc được ví như đôi chân thay thế giúp họ thuận tiện trong di chuyển, sinh hoạt. Hiểu được ý nghĩa đó, các cấp hội bảo trợ người khuyết tật - trẻ mồ côi - bệnh nhân nghèo trên địa bàn tỉnh đã tích cực vận động, để trao tặng những chiếc xe đến người yếu thế. Chị Đỗ Thị Hòn, ở phường III, thành phố Vị Thanh, bị khuyết tật ở chân, đi lại khó khăn, nên khi được nhận chiếc xe lắc do Hội Bảo trợ Người khuyết tật - Trẻ mồ côi - Bệnh nhân nghèo tỉnh vận động hỗ trợ, chị rất mừng. Chị Hòn chia sẻ: “Từ khi có xe lắc mọi sinh hoạt trong cuộc sống của tôi trở nên dễ dàng, thuận tiện. Tôi rất cảm ơn hội đã quan tâm, giúp đỡ tôi và những người khuyết tật khác”. Toàn tỉnh có trên 41.000 trường hợp bảo trợ xã hội được trợ cấp hàng tháng. Trong đó, có gần 14.400 người khuyết tật nặng và trên 7.300 người khuyết tật đặc biệt nặng. Đa số người khuyết tật đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Xác định công tác chăm lo, đảm bảo các chế độ chính sách cho người khuyết tật là nhiệm vụ quan trọng, những năm qua, toàn tỉnh đã triển khai, thực hiện nhiều chương trình, chính sách dành cho người khuyết tật. Ngành chức năng, các huyện, thị, thành phố tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các xã, phường, thị trấn thành lập hội đồng xác định mức độ khuyết tật. Tư vấn, hướng dẫn người khuyết tật và gia đình họ làm hồ sơ theo quy định, để hưởng bảo trợ xã hội. Cùng với thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ dành cho người khuyết tật, các sở, ban ngành, hội, đoàn thể, địa phương còn đẩy mạnh vận động xã hội hóa để cùng chăm lo, hỗ trợ người khuyết tật như hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở, khám, chữa bệnh; tặng xe lăn, xe lắc; cấp học bổng; tặng quà… Sự quan tâm, chăm lo ấy chính là động lực để người khuyết tật vơi đi mặc cảm, khó khăn, vươn lên trong cộng đồng. Theo thống kê của Hội Bảo trợ Người khuyết tật - Trẻ mồ côi - Bệnh nhân nghèo tỉnh, từ năm 2023 đến nay, các cấp hội đã vận động trao tặng trên 200 chiếc xe lăn, xe lắc; hỗ trợ phẫu thuật tim cho 16 trẻ em, xây dựng và sửa chữa 5 căn nhà tình thương, trao tặng trên 49.000 phần quà… Tuy tỉnh đã thực hiện nhiều hoạt động chăm lo đời sống, đảm bảo quyền lợi cho người khuyết tật, song vẫn còn người khuyết tật thuộc hộ nghèo, cận nghèo, sống phụ thuộc vào sự trợ giúp của gia đình và xã hội. Ông Ngô Triều Phương, Chủ tịch Hội Bảo trợ Người khuyết tật - Trẻ mồ côi - Bệnh nhân nghèo tỉnh, cho biết: “Chúng tôi tiếp tục phối hợp với các cấp, các ngành, địa phương kêu gọi, vận động các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị, nhà tài trợ, nhà hảo tâm hỗ trợ về vật chất, tinh thần, tạo điều kiện để những người khuyết tật vươn lên, hòa nhập cộng đồng, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn”.
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU |