Tết Nhâm Dần cận kề,ủđộngbnhổnthịtrườngtếty so trực tuyến đảm bảo nguồn cung hàng hóa và bình ổn giá cả thị trường dịp này luôn là công tác trọng tâm của ngành công thương, các địa phương và doanh nghiệp. Sức mua sắm bắt đầu tăng nhiệt dịp cuối năm. Chuẩn bị từ doanh nghiệp So với các năm trước, thị trường hàng hóa tết năm 2022 có nhiều khác biệt, bởi trong năm trước, dịch Covid-19 có ảnh hưởng tới nguồn sản xuất, nguyên liệu đầu vào trên thị trường. Đồng thời, thời gian tác động của dịch bệnh khá dài ảnh hưởng tới thu nhập của một bộ phận người dân. Về thị trường trong nước, nhận định của Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương dự kiến sức mua trong tháng cuối năm không tăng so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu tập trung vào các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu. Để chuẩn bị cho thị trường tết, Bộ Công thương đã chỉ đạo các địa phương, doanh nghiệp và đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch phục vụ tết và chủ động lên phương án cung ứng hàng hóa, chương trình bình ổn, kiểm tra, kiểm soát thị trường… Các nhà bán lẻ, siêu thị đều tăng lượng hàng dự trữ lên 20-30% so với ngày thường. Tại Hậu Giang, theo thông tin từ Sở Công thương tỉnh tổng hợp và báo cáo đánh giá hệ thống siêu thị, các địa phương, tình hình thị trường cung cầu hàng hóa trên địa bàn đảm bảo ổn định, nhất là các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân, không có hiện tượng thiếu hàng. Bằng nguồn vốn tự cân đối, hiện nay đã có 6 đơn vị, doanh nghiệp tham gia công tác bình ổn thị trường, với tổng giá trị hàng hóa đạt hơn 347,78 tỉ đồng, tăng 227,59 tỉ đồng so với năm 2021. Ông Trần Trung Hiếu, Giám đốc Siêu thị Co.opMart Vị Thanh, thông tin: Đơn vị dự trữ nguồn hàng tiêu dùng thiết yếu (lương thực, thực phẩm các loại) trị giá khoảng 8,96 tỉ đồng, tăng 2-3 lần so với ngày thường và tương đương năm trước. Hiện nay sức mua trực tiếp tại siêu thị phục hồi, bên cạnh đó lượng mua sắm qua điện thoại, kênh trực tuyến vẫn tiếp tục duy trì. Phục vụ nhu cầu mua sắm tăng dịp cuối năm, siêu thị còn tuyển dụng thêm nhân viên thời vụ ở nhiều vị trí thu ngân, gói giỏ quà tết, dán nhãn hàng hóa, chip điện tử... để đảm bảo thời gian thanh toán, xử lý đơn hàng, trưng bày hàng hóa nhanh chóng và tiện lợi hơn. Còn đại diện Công ty Cổ phần Thương mại Bách Hóa Xanh tại thành phố Vị Thanh, cho biết: Chuẩn bị cho thị trường tết, đàm phán với đối tác cung ứng để duy trì mức giá tốt, công ty dự trữ hàng tiêu dùng thiết yếu trị giá gần 267 tỉ đồng. Mặt khác, hệ thống toàn tỉnh hơn 30 cửa hàng và riêng thành phố Vị Thanh là 4 cửa hàng nên lợi thế thực hiện các đơn đặt hàng từ xa, giao tại nhà thuận lợi hơn. Trên địa bàn thành phố Vị Thanh còn Siêu thị VinMart chi nhánh Hậu Giang. Tuy không có kho lớn tại địa phương nhưng tổng kho tại tỉnh Bình Dương sẵn sàng vận chuyển hàng hóa kịp thời khi có nhu cầu phát sinh. Giá trị hàng hóa tham gia chương trình bình ổn thị trường năm nay của đơn vị vào khoảng 4,5 tỉ đồng. Các siêu thị và cửa hàng đều thực hiện song song hình thức mua sắm trực tiếp lẫn trực tuyến. Địa phương chủ động Tại 8 huyện, thị xã, thành phố, công tác dự trữ, buôn bán phục vụ nhu cầu mua sắm dịp tết của người dân cũng được chủ động triển khai từ trước, thống kê giá trị hàng hóa trên 320 tỉ đồng. Ông Bạch Nhật Trường, Phó trưởng Phòng Kinh tế và Hạ tầng thành phố Ngã Bảy, thông tin: Thực hiện kế hoạch bình ổn thị trường, Siêu thị Co.opMart Ngã Bảy dự trữ khoảng 9 tỉ đồng giá trị hàng hóa, các cửa hàng bách hóa xanh khoảng 2 tỉ đồng, các cơ sở tạp hóa lớn trên địa bàn khoảng 6 tỉ đồng, còn lại các nhà máy xay xát, cửa hàng xăng dầu... dự kiến giá trị khoảng 33,5 tỉ đồng, giảm khoảng 13,7% so với năm ngoái. Về không gian buôn bán, đơn vị phối hợp với địa phương, ban quản lý chợ bố trí nơi mua bán cố định và tự sản tự tiêu. Chợ trung tâm Ngã Bảy sẽ tổ chức sắp xếp các ki-ốt, lô sạp trật tự theo ngành hàng bao gồm 37 ki-ốt và 243 lô, ngoài ra bố trí thêm 1 bãi giữ xe với diện tích 70m2 phục vụ người dân đi chợ. Tại thành phố Vị Thanh, việc bố trí lô sạp tết sẽ thực hiện từ ngày 22 đến ngày 31-1 (nhằm ngày 20 đến 29-12 âm lịch), với khoảng 226 lô, sạp hoa, kiểng, trái cây… Riêng đối với Công ty TNHH MTV Chợ Vị Thanh bố trí sắp xếp khoảng 200 lô, sạp để phục vụ tiểu thương và người dân buôn bán trong dịp tết. Ước tính giá trị hàng hóa dự trữ bình ổn thị trường năm 2022 khoảng 110 tỉ đồng, tăng từ 5-7% so với năm trước. Các xã, phường theo kế hoạch, chủ động thực hiện sắp xếp, phân lô cho các hộ kinh doanh tham gia buôn bán các mặt hàng thiết yếu. Các doanh nghiệp kinh doanh và khai thác chợ dọn dẹp vệ sinh mặt bằng, phân lô, sắp xếp theo khu vực ngành hàng kinh doanh phù hợp. Qua khảo sát tình hình đầu tư nâng cấp các chợ và kết quả xây dựng các tiêu chí chợ văn minh ở các địa phương, Sở Công thương yêu cầu ban quản lý chợ, doanh nghiệp khai thác, quản lý chợ phải thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các tiểu thương thực hiện nghiêm các quy định trong phòng chống dịch Covid-19, niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết, vệ sinh môi trường và chấp hành các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhằm hạn chế tối đa việc tập trung đông người để phòng chống dịch Covid-19, năm nay các địa phương không tổ chức Hội chợ Xuân năm 2022. Mặt khác, dịp tết, hoạt động mua sắm tại chợ và các điểm kinh doanh sẽ thu hút đông người dân. Để đảm bảo công tác phòng chống dịch, các địa phương, cơ sở, doanh nghiệp cần nhắc nhở người dân khi đi mua sắm cần tự giác thực hiện các biện pháp an toàn, quan tâm đến tăng cường nhân lực, mở rộng hình thức thanh toán, phục vụ người dân mua sắm nhanh chóng và hạn chế tập trung quá đông trong cùng thời điểm. Bài, ảnh: T.TRANG |