【dự doán bong da】Không quên môi trường khi tiếp nhận dự án "khủng"
时间:2025-01-10 09:17:08 出处:World Cup阅读(143)
Sức ép phát triển kinh tế đè nặng môi trường sống
Báo cáo Việt Nam 2035 của Ngân hàng Thế giới nhận định: Trong tương lai,ôngquênmôitrườngkhitiếpnhậndựánampquotkhủdự doán bong da Việt Nam cũng là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu, trong đó dân cư và hoạt động kinh tế tập trung tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long phải chịu rủi ro cao nhất. Rủi ro còn tăng lên do mức tiêu thụ năng lượng gia tăng và dựa nhiều vào nhiệt điện than. Những năm gần đây, mức tăng phát thải khí nhà kính của Việt Nam vào loại cao trên thế giới. |
Khi nguyên nhân hải sản chết bất thường ở miền Trung còn chưa được công bố, thì thông tin một công ty ở Ninh Bình muốn lập dự án giao thông và thủy điện ở sông Hồng với tổng vốn hơn 24.000 tỷ đồng (khoảng 1,1 tỷ USD) lại làm dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi, xoay quanh hiệu quả của dự án, mục đích thật sự của nhà đầu tư, vấn đề tác động đến môi trường sống dọc các tỉnh thành mà sông Hồng chảy qua. Đã có chuyên gia cảnh báo dự án này có thể làm “vựa lúa” Đồng bằng sông Hồng bị phá hủy.
Những dự án liên quan mật thiết đến môi trường kiểu này đã và đang thu hút nhiều sự chú ý của công luận. Dù thế nào, rõ ràng vấn đề môi trường gắn với các dự án “tỷ đô” đang trở nên bức thiết hơn bao giờ hết.
Không thể phủ nhận rằng, hàng chục năm qua, Việt Nam đã tiếp nhận nhiều dự án của nhà đầu tư trong và ngoài nước ở các lĩnh vực nhiều nguy cơ ô nhiễm như thép, xi măng, nhiệt điện…
Hiện nay, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đang tiến hành một nghiên cứu về giảm thiểu tác động môi trường của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Nghiên cứu sơ bộ cho biết, ngày càng có nhiều dấu hiệu FDI trong các lĩnh vực gây nhiều ô nhiễm đầu tư vào Việt Nam như dệt, da giày, hóa chất… Kết quả thu hút FDI thời gian qua cũng cho thấy, 67% DN FDI đang hoạt động ở Việt Nam là thuộc ngành sản xuất có giá trị gia tăng thấp; công nghệ thấp; tiêu thụ nhiều năng lượng và khả năng phát thải cao…
Trong báo cáo kinh tế Việt Nam 2035, Ngân hàng Thế giới cũng đã đưa ra cảnh báo: Sức ép môi trường đe dọa tăng trưởng bền vững trong dài hạn của Việt Nam. Tăng trưởng trong 25 năm qua phần nào có được với cái giá phải trả về môi trường khá lớn. Tài nguyên cạn kiệt nhanh chóng là vấn đề rất đáng quan ngại. Ô nhiễm môi trường từ nước thải công nghiệp và đô thị dẫn đến những nguy cơ nghiêm trọng về sức khỏe.
Trao đổi với phóng viên, TS Nguyễn Mạnh Hải, Trưởng ban Chính sách dịch vụ công, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, nếu DN sử dụng công nghệ tốt thì khả năng gây ô nhiễm môi trường ít hơn, hệ thống xử lý chất thải, nước thải, khí thải cũng sẽ tốt hơn. Ngược lại, dự án sử dụng công nghệ thấp thì khả năng tiêu dùng năng lượng lớn hơn, rủi ro ô nhiễm môi trường tất nhiên sẽ cao hơn.
“Hầu hết DN ở các nước phát triển hơn đầu tư vào nước kém phát triển hơn thường sử dụng công nghệ thấp hơn ở nước họ. Đó là một thực tế khách quan. Nhưng nếu công tác quản lý tốt thì khả năng kiểm soát công nghệ họ sử dụng, hạn chế tác động xấu tới môi trường cũng tốt hơn”, TS Nguyễn Mạnh Hải chia sẻ.
Nhắc đến những đại dự án thép kiểu như Formosa ở Hà Tĩnh, ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright cho rằng, đối với dự án thép như Formosa, chắc chắn không dễ đầu tư sang các nước có những tiêu chuẩn cao về môi trường. Chẳng hạn như đối với Úc, dù có nguồn quặng sắt lớn nhất thế giới nhưng nước này không khuyến khích và chào đón những dự án thâm dụng tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường. Nếu phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn môi trường và chuẩn xả thải đi cùng với nhiều loại thuế và phí môi trường “cao ngất”, các hoạt động sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm sẽ không thể hiệu quả và buộc đóng cửa hoặc di dời ra nước khác.
Môi trường là thứ quý giá nhất
TS Nguyễn Mạnh Hải cho rằng: Những vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường thường rất khó khắc phục, có những hậu quả gần như không khắc phục được, hoặc phải mất nhiều chi phí lớn và trong một thời gian rất dài. Trong các dự án đầu tư, chúng ta thường không đánh giá hết được cái giá phải trả cho môi trường nếu xảy ra ô nhiễm. Đến khi xảy ra rồi mới thấy hậu quả có thể lớn đến chừng nào.
Những dự án đầu tư lớn chỉ có thể tốt nếu như vấn đề môi trường được kiểm soát chặt chẽ. Do đó, TS Nguyễn Mạnh Hải cho rằng, những dự án lớn có khả năng gây ô nhiễm phải rất cẩn trọng vì trong giai đoạn đầu thường chưa biểu hiện nhiều. Càng về sau khi quy mô sản xuất tăng lên, khả năng gây ô nhiễm ở những dự án ấy càng nhiều hơn.
Điều này đòi hỏi khả năng kiểm soát, khả năng khắc phục những sự cố liên quan đến môi trường ngay từ khi mới phát sinh là rất quan trọng. Quan trọng hơn cơ quan quản lý cần kiểm soát chặt từ khâu phê duyệt, chấp nhận dự án với những đánh giá tác động môi trường một cách nghiêm túc, tuân thủ thực sự đầy đủ các qui định về pháp luật môi trường. Đôi khi những dự án nhỏ hơn, lợi ích kinh tế dường như ít hơn nhưng bảo vệ môi trường tốt hơn thì về dài hạn lại là những dự án có lợi ích kinh tế cao hơn những dự án lớn mà nguy cơ ô nhiễm cận kề.
“Tôi nghĩ không nên đánh đổi vấn đề môi trường lấy bất cứ điều gì trong ngắn hạn để đảm bảo phát triển bền vững”, TS Nguyễn Mạnh Hải quả quyết.
Tại phiên họp báo thường kỳ Bộ Công Thương ít ngày trước, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cũng nhấn mạnh: “Chúng ta không bao giờ đánh đổi môi trường đổi lấy một cái gì đó”."Chắc chắn môi trường là quan trọng nhất. Vì môi trường không chỉ ảnh hưởng đến chúng ta mà còn ảnh hưởng đến các thế hệ con cháu và nòi giống”.
Đó là lời khẳng định của lãnh đạo Bộ Công Thương – đơn vị đang làm chức năng quản lý nhà nước về các dự án sản xuất công nghiệp, trong đó có những dự án tiềm ẩn nhiều nguy cơ với môi trường như thép, xi măng, nhiệt điện… Cho nên, những lời tuyên bố chắc nịch của vị Thứ trưởng Bộ Công Thương là cần thiết, nhưng dư luận còn cần hơn nữa việc “nói đi đôi với làm”. Bởi vì môi trường là thứ không gì đánh đổi được!
上一篇: Vietjet tặng hành khách cơ hội trải nghiệm miễn phí tại lễ hội khinh khí cầu lớn nhất Ấn Độ
下一篇: Diễn tiến điều tra vụ bắt cóc bé gái 2 tuổi ở Hà Nội khi nghi phạm đã chết
猜你喜欢
- Ứng phó bão số 1: Các tỉnh sẵn sàng cấm biển, sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm
- Thiếu hụt nước sinh hoạt mùa hạn mặn: Đã đến lúc người dân cần chủ động ứng phó
- Khởi tố thêm 4 bị can nguyên là cán bộ BIDV chi nhánh Phú Yên
- Hoàn thiện hệ thống định mức và giá xây dựng
- Tài xế xe chở cát liều lĩnh tông vào xe CSGT khi bị lập biên bản
- “Muôn nẻo yêu thương” – lan toả nghị lực vượt khó của nữ đoàn viên Công đoàn
- Từ ngày 20/10 lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo các Văn kiện trình Đại hội XIII
- Tổng Bí thư dự và phát biểu tại Hội nghị Công an toàn quốc
- Top 7 thành phố đáng đầu tư bất động sản nhất châu Âu