当前位置:首页 > Cúp C2

【bch nha】Tháo gỡ vướng mắc trong triển khai bảo hiểm nông nghiệp

thao go vuong mac trong trien khai bao hiem nong nghiep

Quyết định 2114 đã bổ sung một số rủi ro được bảo hiểm đối với cây lúa,áogỡvướngmắctrongtriểnkhaibảohiểmnôngnghiệbch nha vật nuôi, thuỷ sản . Ảnh: ST.

Trên cơ sở tình hình thực tế triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp đồng thời cũng thống nhất với quy định tại Thông tư 47/2011/TT-BNNPTNT và Thông tư 43/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính quyết định bổ sung vịt vào đối tượng bảo hiểm vật nuôi và bỏ quy định cá basa thuộc đối tượng bảo hiểm tôm/cá.

Quyết định 2114 cũng đã bổ sung một số rủi ro được bảo hiểm đối với cây lúa, vật nuôi, thuỷ sản như bổ sung rủi ro thiên tai được bảo hiểm (giông, lốc xoáy); bổ sung rủi ro dịch bệnh được bảo hiểm đối với trâu, bò (tụ huyết trùng, nhiệt thán), lợn (đóng dấu, phó thương hàn, tụ huyết trùng, dịch tả), gà, vịt (bệnh Newcastle, gumboro và dịch tả - vịt),…

Một số nội dung khác như năng suất được bảo hiểm cây lúa; điều kiện bồi thường chi phí gieo trồng lại; tỷ lệ phí bảo hiểm cây lúa được quy định tại quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm cây lúa cũng được Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung cụ thể hơn trong Quyết định này.

Về mở rộng đơn vị được bảo hiểm, Bộ Tài chính quy định: Đơn vị được bảo hiểm là các xã được các tỉnh lựa chọn tham gia thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo Quyết định 315/QĐ-TTg về thí điểm bảo hiểm nông nghiệp.

Trường hợp địa phương có số liệu thống kê về năng suất thực tế theo địa bàn thôn hoặc hợp tác xã được công bố bởi cơ quan cung cấp số liệu về năng suất thực tế, đơn vị bảo hiểm là thôn hoặc hợp tác xã (thay vì chỉ quy định đơn vị bảo hiểm là các xã được các tỉnh lựa chọn tham gia thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo Quyết định 315/QĐ-TTg). Với quy định mới này, bồi thường bảo hiểm sẽ được chi trả ngay cả trong trường hợp năng suất thực tế thấp hơn năng suất được bảo hiểm tại thôn hoặc hợp tác xã được bảo hiểm trong trường hợp có số liệu thống kê theo quy định.

Về năng suất được bảo hiểm cây lúa,Bộ Tài chính quyết định nâng mức năng suất được bảo hiểm đối với cây lúa lên 90% năng suất bình quân xã hoặc của đơn vị được bảo hiểm và áp dụng cho tất cả các địa phương triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp đối với cây lúa (thay cho mức 80% quy định tại Quyết định 3035/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm nông nghiệp). Quy định mới này sẽ tăng thêm quyền lợi cho người được bảo hiểm khi xảy ra thiệt hại về cây lúa do thiên tai, dịch bệnh gây ra và thuộc phạm vi bảo hiểm.

Về điều kiện bồi thường chi phí gieo trồng lại, theo quy định tại Quyết định 3035/QĐ-BTC, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ bồi thường chi phí gieo trồng lại trong trường hợp trên 20% diện tích lúa thực tế trong xã bị thiệt hại trong thời gian cấy/sạ gây ra bởi các rủi ro được bảo hiểm quy định. Tuy nhiên, thực tế triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp cho thấy, đối với một số địa phương có diện tích lúa lớn thì 20% diện tích lúa bị thiệt hại trong xã bị thiệt hại trong thời gian cấy/sạ cũng là số lượng rất lớn, có thể bằng diện tích của cả xã thuộc địa phương khác.

Để tăng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm, phù hợp với thực tiễn cũng như kiến nghị của một số địa phương, Quyết định mới cho phép doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường chi phí gieo trồng lại trong trường hợp trên 5 ha lúa thực tế trong xã bị thiệt hại trong thời gian cấy/sạ gây ra bởi các rủi ro được bảo hiểm quy định trong quy tắc.

Về tỷ lệ phí bảo hiểm cây lúa, điều chỉnh giảm 5% phí bảo hiểm cho tất cả các tỉnh và áp dụng tỷ lệ phí tương đồng đối với 3 miền Bắc (Nam Định, Thái Bình: 4,97%); Trung (Bình Thuận, Nghệ An, Hà Tĩnh: 4,53%); Nam (An Giang, Đồng Tháp: 2,19%).

Hồng Vân

分享到: