【crystal palace vs bournemouth】Cựu Bộ trưởng Israel bàn chuyện đổi mới sáng tạo tại Việt Nam

 人参与 | 时间:2025-01-12 20:01:31

Có đôi chút ngỡ ngàng trong lần xuất hiện đầu tiên của vị chuyên gia hàng đầu thế giới về đổi mới sáng tạo này tại Việt Nam. Cách đây hơn chục năm,ựuBộtrưởngIsraelbànchuyệnđổimớisángtạotạiViệcrystal palace vs bournemouth khi còn là Bộ trưởng, các vấn đề dân tộc của Chính phủ Israel dưới thời Thủ tướng Ehud Barak, người ta thấy ông không để râu. Giờ đây trong bộ râu trắng, ông Avishay Braverman cho thấy hoàn toàn đúng dáng dấp một giáo sư đại học, trẻ trung và phong độ hơn ở tuổi 71.

cuu bo truong israel ban chuyen doi moi sang tao tai viet nam
Hội thảo nhằm đem đến một cái nhìn tổng thể về đổi mới sáng tạo từ phía Israel

Chủ đề đổi mới sáng tạo cũng như khởi nghiệp đang là một đề tài thu hút sự quan tâm rộng rãi ở Việt Nam từ các phiên họp chính phủ cho đến các hội thảo, tọa đàm kinh tế. Israel được coi là quốc gia đi đầu về các lĩnh vực này trong khi GS Avishay Braverman là chuyên gia hàng đầu thế giới về đổi mới sáng tạo. Khoảng thời gian 14 năm làm chuyên gia kinh tế cao cấp cho Ngân hàng Thế giới đã cho ông nhiều cơ hội đi khắp nơi để trải nghiệm các cung bậc của đổi mới sáng tạo. Những triết lý được ông chia sẻ tại hội thảo khá giản dị nhưng đặc biệt có sức nặng, đến độ vị Đại sứ Israel tại Việt Nam Nadav Eshcar ngồi nghe từ đầu buổi đến cuối buổi.

Ngay đầu câu chuyện, giáo sư Avishay Braverman đã khẳng định điều mà ông hết sức tâm đắc là Việt Nam cần phải tận dụng được các thành tựu về khoa học công nghệ để tạo ra một bước nhảy vọt, hay nói theo khái niệm của riêng ông, Việt Nam đang có thế để tạo dựng “một bước nhảy lượng tử”.

Giáo sư Avishay Braverman mô tả công cuộc đổi mới sáng tạo của Israel được bắt đầu từ lĩnh vực nông nghiệp và nông dân mà điển hình là phát minh ra cơ chế bơm nước ngược để tạo ra nguồn nước mới ngoài nguồn nước được ông gọi là “của Chúa trời”. Một tài liệu do Bộ Ngoại giao Israel cung cấp tại hội thảo cho biết, công nghệ tưới nước nhỏ giọt được một công ty của nước này là Netafim phát triển từ năm 1964 và cho đến nay, công nghệ này được áp dụng tại 110 quốc gia trên thế giới. Việc phát triển công nghệ này cũng được coi là mốc khởi đầu cho lịch sử đổi mới sáng tạo thời hiện đại của Israel.

Cái kiềng 3 chân mà giáo sư Avishay Braverman gọi trong việc tạo dựng bệ đỡ cho đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp gồm các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp và các định chế học thuật (bao gồm các viện nghiên cứu tại các trường đại học). “Không thể thiếu bất cứ cái chân kiềng nào nếu muốn đổi mới sáng tạo thành công” - giáo sư nhấn mạnh.

Đặc biệt theo ông, kinh nghiệm của Israel là tập trung phát triển các định chế học thuật để từ đó tạo dựng các nghiên cứu phát minh ra ngoài lĩnh vực nông nghiệp như công nghiệp để tạo các nền tảng phát triển cao nhất. Để giờ đây Israel trở thành một thung lũng silicon thứ hai của thế giới.

Bài học kinh nghiệm của Liên Xô trước đây có thể nói là một bài học đầy cay đắng về đổi mới sáng tạo được giáo sư Avishay Braverman nêu lên trước cử tọa. Liên Xô là một cường quốc về khoa học công nghệ song vị thế này đã không lan tỏa được sang lĩnh vực nông nghiệp. Điều này đã dẫn đến các thất bại kinh tế sau này của quốc gia này.

cuu bo truong israel ban chuyen doi moi sang tao tai viet nam
Giáo sư Avishay Braverman chia sẻ kinh nghiệm về đổi mới sáng tạo

Đích đến của đổi mới sáng tạo là gì là câu hỏi vị chuyên gia hàng đầu thế giới này liên tục đặt ra trước cử tọa. Theo ông đó là việc một Chính phủ phải biết được mình có thể kiểm soát được gì và không kiểm soát được gì? Trả lời được câu hỏi này để nhằm hướng đến một câu hỏi lớn hơn là một Chính phủ phải biết mình đi con đường nào để tạo dựng được một tương lai không phụ thuộc vào một vài gã khổng lồ về công nghệ như Amazon, Facebook như hiện tại.

"Từ kinh nghiệm của Israel song hành cùng đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp là quân sự để đối phó với những thế lực đe dọa, giáo sư Avishay Braverman dẫn ra câu chuyện nước này đã thu hút được nhiều thanh niên ưu tú vào quân đội để họ có được cơ hội tiếp xúc, trải nghiệm những công nghệ mới nhất, hiện đại nhất để rồi chính họ sẽ đóng vai trò thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong một tương lai nào đó. Bài học nào cũng rất hữu dụng cho Việt Nam khi mà cần đầu tư mạnh hơn vào đại học để từ các nghiên cứu tạo dựng được một thế hệ trẻ với phông nền kiến thức cao, hiện đại” - giáo sư Avishay Braverman nhìn nhận.

Nhưng điều mà vị giáo sư này trăn trở là các chính phủ nên có một chính sách kinh tế khả dĩ để tất cả mọi người dân tham gia. Các chính sách đó phải ủng hộ, thậm chí là khuyến khích được việc chấp nhận rủi ro song cũng cần được thiết kế để bảo đảm tiền của quốc gia không bị đánh cắp.

“Tôi đến đây không phải là để giảng bài cho các bạn đâu nhé. Hai nước chúng ta có rất nhiều điểm chung mà tôi cũng có thể học tập được. Năm nay tôi đã 71 tuổi. Nếu Chúa cho tôi sống đến 90 tuổi, nghĩa là 19 năm nữa tôi chỉ mong lại được đứng đây với các bạn để được chứng kiến một nước Việt Nam thịnh vượng từ đổi mới sáng tạo”, giáo sư kết luận.

顶: 542踩: 56