【kết quả bóng đá giải mexico】Mỹ và EU phản đối việc Iran làm giàu urani

Iran vừa tuyên bố nối lại sản xuất và làm giàu urani ở mức 20%. Động thái này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Mỹ và EU.

Bên trong một nhà máy điện hạt nhân ở miền Nam Iran. Ảnh: AFP

Người phát ngôn Chính phủ Iran Ali Rabeie xác nhận: “Hiện quá trình sản xuất urani với độ làm giàu lên tới 20% mức tinh khiết tại cơ sở hạt nhân ngầm Fordow. Mức sản xuất này đã vượt xa ngưỡng cam kết theo thỏa thuận hạt nhân lịch sử mà Iran ký với Nhóm P5+1 (gồm Mỹ,ỹvEUphảnđốiviệkết quả bóng đá giải mexico Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Đức) năm 2015 hay còn gọi là Kế hoạch Hành động toàn diện chung (JCPOA)”. Theo thỏa thuận, JCPOA quy định Iran chỉ được phép làm giàu urani ở tỷ lệ 3,67%, thấp hơn nhiều so với mức 90% để chế tạo vũ khí hạt nhân và cũng thấp hơn mức 20% mà Iran đã thực hiện trước khi thỏa thuận được ký kết.

Cùng thời gian này, Quốc hội Iran cũng yêu cầu quốc tế ngừng tất cả các cuộc thanh sát cơ sở hạt nhân của nước này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh tuyên bố Tehran sẽ không đàm phán về chương trình tên lửa, cũng như năng lực phòng thủ, bởi vấn đề này đã được giải quyết trong JCPOA và Nghị quyết 2231 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Quan chức này nêu rõ: “Iran chưa từng và sẽ không bao giờ tiến hành đàm phán về năng lực phòng thủ. Sức mạnh quốc phòng của Iran được theo đuổi một cách độc lập dựa trên nhu cầu của đất nước”.

Bên cạnh đó, ông Khatibzadeh cũng lưu ý rằng các quan chức Mỹ tham gia các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Iran và các cường quốc thế giới đều nhận thức được rằng chương trình hạt nhân của Iran là hòa bình, do đó “tên lửa là một vấn đề thứ yếu”.

Mới đây, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cũng khẳng định, Iran đã chính thức thông báo việc tăng cường hoạt động làm giàu urani theo dự luật mà Quốc hội nước này vừa thông qua. Văn kiện này kêu gọi chính phủ nước này triển khai một số bước đi cụ thể làm giàu urani trong trường hợp các quốc gia châu Âu tham gia ký kết thỏa thuận hạt nhân năm 2015 không bảo vệ được các lợi ích của Tehran trước các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhằm vào lĩnh vực năng lượng và ngân hàng. Theo báo cáo mới nhất của IAEA hồi tháng 11 năm ngoái, Tehran đang làm giàu urani lên mức cao hơn mức cam kết 3,67% theo JCOPA.

Trước những động thái trên, mới đây Mỹ đã chỉ trích việc Iran làm giàu urani ở mức cao hơn mức giới hạn được quy định trong JCPOA. Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng việc Iran tuyên bố làm giàu urani là một nỗ lực rõ ràng nhằm gia tăng chiến dịch tống tiền hạt nhân của mình. Quan chức này cũng khẳng định nỗ lực của Iran sẽ tiếp tục thất bại. Mặt khác, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, tàu sân bay USS Nimitz sẽ tiếp tục ở lại vùng Vịnh, nhằm răn đe Iran.

Trong một động thái liên quan, Liên minh châu Âu (EU) lên tiếng cảnh báo động thái làm giàu urani của Iran sẽ làm “chệch hướng” các cam kết của chính quyền Tehran theo thỏa thuận JCPOA. Đây cũng là tác nhân chính cản trở việc cứu vãn JCOPA.

Tháng 5-2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân JCOPA và áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt quốc gia Trung Đông này. Từ đó, Mỹ từng bước tái áp đặt và gia tăng các biện pháp trừng phạt, đặc biệt nhằm vào mạng lưới tài chính và ngành kinh tế chủ lực của Iran là xuất khẩu dầu mỏ, nhằm gây áp lực buộc Tehran quay trở lại bàn đàm phán.

Đáp lại, Iran đã giảm một số cam kết trong thỏa thuận, đồng thời tăng giới hạn làm giàu urani. Các cường quốc còn lại tham gia ký thỏa thuận vẫn đang nỗ lực cứu vãn JCPOA nhưng chưa có tiến triển nào đáng kể nào.

Động thái công khai tuyên bố phát triển urani của Iran cho thấy quốc gia Trung Đông này đã chính thức quay lại theo đuổi con đường phát triển vũ khí hạt nhân bất chấp sự trừng phạt của Mỹ và các quốc gia liên quan. Điều này đã dấy lên quan ngại về một cuộc đua ngầm vũ khí hạt nhân ở quốc gia Trung Đông này.

HN tổng hợp

La liga
上一篇:Thư ký tài chính Công ty AIC về nước đầu thú
下一篇:Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9/2023