当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【nhận định barca vs getafe】Giải trình và tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội trong dự thảo Luật Hải quan (sửa đổi)

giai trinh va tiep thu y kien dai bieu quoc hoi trong du thao luat hai quan sua doi

Không thể quy định thời gian kiểm tra chuyên ngành trong Luật Hải quan (sửa đổi) bởi từng loại hàng hóa sẽ do văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực đó điều chỉnh. Ảnh: T.Trang

Ngay sau phiên họp,ảitrìnhvàtiếpthuýkiếnđạibiểuQuốchộitrongdựthảoLuậtHảiquansửađổnhận định barca vs getafe dự thảo Luật đã được Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu ý kiến các vị đại biểu Quốc hội để tiếp thu chỉnh lý... Trao đổi về vấn đề này, đại diện Vụ Pháp chế (Tổng cục Hải quan) cho biết, một số nội dung trong dự thảo Luật đã được giải trình và chỉnh lý theo các ý kiến góp ý của đại biểu Quốc hội.

Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan (Điều 17)

Về vấn đề này, có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung thêm vào Điều 17 quy định miễn trừ trách nhiệm pháp lý đối với công chức Hải quan trong quá trình thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát, áp dụng quản lý rủi ro nếu công chức hải quan đã thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

Báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung này, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội và cơ quan soạn thảo cho rằng, CBCC Hải quan khi thực hiện công vụ nếu chấp hành đúng quy định của pháp luật và tuân thủ theo đúng quy trình, thủ tục thì sẽ không phát sinh trách nhiệm pháp lý. Khoản 5 Điều 11 Luật Cán bộ công chức cũng quy định “công chức được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ”. Hơn nữa, do tính chất đặc biệt nên quy định miễn trừ pháp lý được áp dụng rất hạn chế đối với một số đối tượng (như đại biểu Quốc hội, các viên chức ngoại giao) hoặc trong những tình huống bất khả kháng bắt buộc phải có hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy, nội dung đại biểu Quốc hội kiến nghị sẽ không đưa vào dự thảo Luật.

Đối với đề nghị của đại biểu Quốc hội yêu cầu quy định cụ thể hơn về quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan. Theo Ủy ban Pháp luật của Quốc hội và cơ quan soạn thảo, việc áp dụng quản lý rủi ro trong từng quy trình, nghiệp vụ hải quan cụ thể được quy định tại các điều: Điều 31 về kiểm tra hồ sơ hải quan, Điều 32 về kiểm tra thực tế hàng hóa, Điều 33 về kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp vắng mặt người khai hải quan, Điều 37 về giám sát hải quan, Điều 77 về các trường hợp kiểm tra sau thông quan (KTSTQ); các điều từ 93 đến 96 về thu thập, xử lý thông tin hải quan... Các nội dung tiêu chí đánh giá rủi ro, phân loại mức độ rủi ro, áp dụng cụ thể quản lý rủi ro là những vấn đề nghiệp vụ, cần thường xuyên sửa đổi, bổ sung để đáp ứng các quy trình nghiệp vụ hải quan, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế, khoa học công nghệ từng thời kỳ nên cần được giao cho Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

Thời hạn kiểm tra sau thông quan là 5 năm

Ý kiến một số đại biểu cho rằng, thời gian KTSTQ 5 năm là quá dài, có thể gây khó khăn cho DN. Ý kiến khác đề nghị, quy định thời hạn KTSTQ là 5 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan đối với DN thuộc Khoản 1 Điều 78, đối với DN thuộc Khoản 2 Điều 78, thời hạn KTSTQ là 2 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.

Báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung này, Ủy ban Pháp luật và cơ quan soạn thảo cho rằng, xuất phát từ việc thay đổi cách thức quản lý, chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”, tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, việc KTSTQ là khâu quan trọng nhằm bảo đảm kiểm soát chặt chẽ quá trình tuân thủ pháp luật của người khai hải quan. Vì vậy, việc xác định thời hạn KTSTQ là 5 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan là phù hợp với phương thức quản lý hải quan hiện đại cũng như năng lực thực hiện KTSTQ của tổ chức bộ máy Hải quan. Vì vậy, nội dung này sẽ được giữ nguyên như dự thảo Luật đã trình Quốc hội.

Thời hạn làm thủ tục hải quan (Điều 23)

Cho ý kiến về nội dung này, có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ thời gian hoàn thành việc kiểm tra hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành tại Điểm b Khoản 2.

Báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung này, Ủy ban Pháp luật và cơ quan soạn thảo cho rằng, đối với hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành thì thời gian hoàn thành việc kiểm tra chuyên ngành phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm, số lượng, khối lượng công việc cụ thể. Thời hạn kiểm tra chuyên ngành đối với từng loại hàng hóa do các văn bản quy phạm pháp luật trong từng lĩnh vực điều chỉnh. Vì vậy, không thể quy định chung trong Luật Hải quan.

Bên cạnh đó, có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị xác định rõ tiêu chí về số “lượng lớn, nhiều chủng loại” và thế nào là “kiểm tra phức tạp” để thủ trưởng cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn. Đồng thời cần quy định rõ số lần gia hạn, thời gian gia hạn tối đa để tránh thực hiện tùy tiện.

Báo cáo về nội dung này, theo Ủy ban Pháp luật và cơ quan soạn thảo, theo Danh mục hàng hóa XNK thì các loại hàng hóa XK, NK rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã. Mỗi loại hàng hóa có những tính chất, đặc điểm khác nhau nên không thể quy định tiêu chí cụ thể về số lượng, chủng loại, tính chất phức tạp để áp dụng việc gia hạn đối với tất cả các loại hàng hóa mà cần giao trách nhiệm này cho thủ trưởng cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định.

Hơn nữa, tại Khoản 1 Điều 19 dự thảo Luật đã quy định ràng buộc trách nhiệm của công chức hải quan trong việc “nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, quy trình nghiệp vụ hải quan và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình”, đồng thời tại Điểm b Khoản 2 Điều 23 cũng đã xác định thời hạn gia hạn tối đa không quá 2 ngày. Vì vậy, nội dung này cần được giữ nguyên như dự thảo Luật trình Quốc hội.

Một số ý kiến của Đại biểu Quốc hội đã được Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cơ quan soạn thảo tiếp thu vào dự thảo Luật:

- Giảm thời hạn cơ quan kiểm tra chuyên ngành thông báo kết quả kiểm tra cho cơ quan Hải quan từ 3 ngày xuống còn không quá 2 ngày làm việc tại Khoản 3 Điều 35.

- Giao Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh tại Khoản 4 Điều 24 dự thảo Luật.

- Bổ sung vào Khoản 6 Điều 87: Giao Chính phủ quy định chi tiết các biện pháp kiểm soát hải quan.

- Bổ sung chức danh Đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu vào Khoản 1 Điều 89 của dự thảo Luật.

- Chuyển nội dung về chế độ, chính sách đối với công chức hải quan từ Điều 14 sang Điều 15 cho phù hợp với việc quy định chi tiết nội dung này thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

分享到: