>>Làng nghề Ông Hảo: Giá trị đồ chơi truyền thống lại được "hồi sinh"
Cách trung tâm Thủ đô gần 20 km,ườiphụnữmiệtmàigiữlửanghềlàmđồchơtỷ số trận torino làng Hậu Ái, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội trước kia vốn có nhiều hộ gia đình làm nghề đồ chơi trung thu, nay chỉ còn duy nhất một gia đình tiếp tục giữ nghề. Đó là gia đình chị Nguyễn Thị Tuyến (55 tuổi), người có 3 đời gắn bó với nghề này.
Chị Nguyễn Thị Tuyến chia sẻ, ngay từ khi còn nhỏ chị đã làm quen với nghề làm đồ chơi trung thu truyển thống, khi đó trong làng có khoảng 10 gia đình vẫn theo nghề này. Tuy nhiên, qua thời gian, nghề làm đồ chơi đã bị mai một đi vì hiệu quả kinh tế không cao và trước áp lực cạnh tranh gay gắt của hàng ngoại nhập. Lần lượt các gia đình đã bỏ nghề hết, nay chỉ còn mình chị vẫn “lưu luyến”.
Chị Nguyễn Thị Tuyến (55 tuổi) - người phụ nữ "giữ lửa" nghề làm đồ chơi trung thu làng Hậu Ái. |
Năm nay, từ cuối tháng 5 âm lịch chị Tuyến đã bắt đầu cắt dán những chiếc đèn ông sao, tiến sỹ giấy, ông đánh gậy... Công việc hầu như chỉ có một mình chị làm, đến nay ước chừng đã được khoảng hơn 1.000 sản phẩm.
Chị Tuyến cho biết, năm nay chị cũng nhận được khá nhiều đơn đặt hàng, chủ yếu là từ các trường học, nhà văn hóa xóm, các bảo tàng và các cửa hàng trên phố cổ… Vừa qua, chị đã hoàn thành một bộ tiến sĩ giấy cỡ đại giá cả triệu đồng theo đơn đặt hàng từ Hoàng Thành Thăng Long.
Các mặt hàng đang được đặt chủ yếu là đèn ông sao, “tiến sĩ giấy”, “ông nghè”, ông đánh gậy và đèn con giống như đèn con hươu, đèn con cá, đèn con tôm…
Nói về đồ chơi tiến sĩ giấy, chị Tuyến cho biết, dù là đồ chơi nhưng bộ "Tiến sỹ giấy" cũng được phân thành cấp bậc. Bộ to được gọi là “ông Nghè” còn bộ nhỏ được gọi là “Tiến sĩ”; những nhân vật mặc áo màu đỏ thì có tước vị cao hơn áo màu xanh. Những món đồ chơi này từ xưa đã là những món quà thể hiện niềm mong muốn con em mình sẽ học giỏi, đỗ đạt cao của các bậc làm cha mẹ.
Một bộ đồ chơi tiến sĩ giấy có ý nghĩa gửi gắm những hi vọng của bậc cha mẹ vào con đường học hành, đỗ đạt của các con. |
Anh Nguyễn Đức Khôi (56 tuổi), chồng chị Tuyến, với kinh nghiệm hơn 30 năm cho biết, chiếc đèn ông sao truyền thống mà gia đình vẫn hay làm có sự khác biệt so với đèn ông sao ở các nơi khác. Cụ thể là cán được làm bằng ống nứa lớn, các mối được buộc tỉ mỉ, không dùng đến khung tròn bên ngoài và có thể luồn tay vào đốt nến bên trong; sau khi hoàn thành xong mới dán giấy hoa văn và cắm cờ lên trang trí.
So với đèn ông sao thông thường, đèn ông sao truyền thống làm mất nhiều thời gian hơn nên chỉ làm được khoảng 15 chiếc mỗi ngày, tuy nhiên về chất lượng thì đèn cứng cáp hơn hẳn. Tất nhiên giá thành cũng cao hơn.
Anh Nguyễn Đức Khôi (56 tuổi), chồng chị Tuyến - người vẫn giúp chị trang trí các mặt hàng đồ chơi. |
Theo chia sẻ của chị Tuyến, nghề làm đồ chơi trung thu có lãi lời không đáng kể, nhưng với người thợ thủ công yêu nghề như chị vào dịp Rằm tháng tám có thể góp phần vào niềm vui con trẻ, đồng thời góp một chút công sức lưu giữ nét đẹp trung thu truyền thống cũng là mang lại niềm vui cho chính bản thân.
Một số hình ảnh phóng viên ghi nhận tại ngôi nhà của người “giữ lửa” nghề làm đồ chơi trung thu truyền thống của làng Hậu Ái:
Chị Tuyến vừa dán đèn vừa hồi tưởng lại những tháng ngày hoàng kim của mặt hàng đồ chơi trung thu truyền thống. |
Bài và ảnh: Cẩm Tú