【bảng xếp hạng giải vô địch bóng đá ý】Bài 1: Chống lãng phí – Tạo nền móng vững chắc đưa đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới
时间:2025-01-10 01:42:17 出处:Nhà cái uy tín阅读(143)
Nguồn: Bộ Tài chính. Đồ họa: Phương Anh |
Lãng phí là vấn đề không mới, vì hàng năm đều được Quốc hội đưa ra bàn thảo. Tuy nhiên, tình trạng đó vẫn không giảm và đang trở thành vấn đề kìm hãm sự phát triển của đất nước. Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm như một lời hiệu triệu toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta ra sức phòng, chống lãng phí, đẩy lùi “giặc nội xâm” khơi dậy sức dân và tăng cường nguồn lực để đưa đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới.
Lãng phí phổ biến trên nhiều lĩnh vực
Thực tế cho thấy, hiện tượng lãng phí, nhất là lãng phí trong sản xuất, mua sắm, chi tiêu vẫn diễn ra phổ biến. Đặc biệt, trong khu vực công, hiện tượng lãng phí xảy ra nhiều hơn và trầm trọng hơn khu vực tư nhân. Nguyên nhân được chỉ ra là do lối sống thực dụng, ích kỷ, chỉ quan tâm đến quyền lợi của cá nhân, không vì cái chung, không vì tập thể… Hơn nữa, trong cùng một thực thể cá nhân nhưng lại có cách ứng xử với tài sản công hoàn toàn khác hẳn với tài sản tư. Với tài sản công, không ít người thoải mái sử dụng theo kiểu “cha chung không ai khóc”, nhưng với tài sản của mình thì nâng niu, giữ gìn rất cẩn thận…
Nhìn rộng ra, tình trạng lãng phí còn phổ biến trên rất nhiều lĩnh vực nhưng tập trung ở 3 lĩnh vực chủ yếu đó là: Lãng phí về tài nguyên đất đai; lãng phí về đầu tư công và chậm giải ngân đầu tư công; lãng phí trong xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, thủy lợi, đê điều... Một số liệu thống kê cho thấy, cả nước hiện có 3.085 dự án chậm tiến độ hoặc không được thực hiện kéo dài từ 10 năm đến hơn 20 năm. Bên cạnh đó là khoảng hơn 74.000 ha đất bị bỏ hoang không sử dụng gây lãng phí cho ngân sách nhà nước…
Tại Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) đã nêu rõ, việc THTK, CLP vẫn chưa được các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu nhận thức đầy đủ; có lúc, có nơi tổ chức chưa tốt, chấp hành chưa nghiêm. Đặc biệt, một số cơ quan, đơn vị, địa phương, một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa gương mẫu trong THTK, CLP; tình trạng lãng phí, thất thoát còn nhiều, một số trường hợp rất nghiêm trọng...
Chống lãng phí một cách toàn diện
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, vấn đề lãng phí đã có từ lâu, nhưng qua bài viết của Tổng Bí thư, chuyện tưởng như đã cũ này lại trở thành chuyện mới. Bởi qua bài viết, rõ ràng chúng ta đã nhận thức được và thấy hết được vấn đề nghiêm trọng của lãng phí. Vậy nên, yêu cầu đặt ra là cần phải có các giải pháp để đưa việc chống lãng phí trở thành một cuộc chiến nhưng cũng rất gần gũi, cụ thể, gắn chặt với thực tiễn đời sống, ai cũng có thể tham gia.
Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong cho biết, công cuộc phòng chống tham nhũng, đi kèm với đó là phòng chống lãng phí đã trở thành chủ trương lớn, nhất quán của Đảng ta và đã được triển khai từ sớm, từ lâu. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, chúng ta lại nghiêng nhiều về chống tham nhũng, còn lãng phí chưa thực sự được coi trọng, đặc biệt chưa có chế tài và những nhận diện cụ thể cho những vi phạm này. Do đó, theo ông Phong, bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm là một trong những điểm nhấn, đi vào trọng tâm, đưa ra bức tranh toàn cảnh về lãng phí, giúp tất cả chúng ta nhìn nhận vấn đề được sâu hơn.
“Thông điệp quan trọng nhất của Tổng Bí thư đưa ra chính là việc chống lãng phí một cách toàn diện chứ không chỉ là lãng phí về mặt vật chất nhìn thấy. Có những lãng phí không thể đo, đong, đếm được mà hiện nay chưa ai chịu trách nhiệm, thậm chí người ta nghĩ rằng đấy không phải là lãng phí” - TS. Nguyễn Minh Phong nhấn mạnh.
Cũng theo TS. Nguyễn Minh Phong, đã đến lúc chúng ta phải coi lãng phí, thậm chí tội còn nặng không kém tham nhũng, cần phải nghiêm khắc nhìn nhận toàn diện hơn để có sự nỗ lực và cải thiện mới trong chống lãng phí. “Làm được điều đó sẽ giảm thiểu được những chi phí nguồn lực xã hội để đưa vào đầu tư, sản xuất, phát triển hạ tầng quốc gia cũng như đưa vào đời sống, an sinh xã hội, tạo nền móng vững chắc đưa đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới” - ông Phong nhấn mạnh.
Còn theo TS. Lê Văn Hạnh - Phó Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu tổng hợp, Ban Nội chính Trung ương, các giải pháp về chống lãng phí được Tổng Bí thư đưa ra chính là mệnh lệnh chính trị cần kíp trước mắt và lâu dài.
TS. Lê Văn Hạnh cho biết, trước mắt, bài viết “Chống lãng phí” đã “sốc” lại nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về tác hại của lãng phí cũng như sự cần thiết phải chống lãng phí, nhất là trong giai đoạn chúng ta đang dốc sức, dồn lực thực hiện các mục tiêu rất lớn của đất nước như hiện nay. Về lâu dài, chống lãng phí, thực hiện tiết kiệm sẽ đảm bảo các nguồn lực cho phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt là nâng cao uy tín và năng lực lãnh đạo của Đảng, củng cố niềm tin của nhân dân. “Đây là những tác dụng có ý nghĩa lâu dài trong cuộc chiến chống lãng phí hiện nay” – TS. Lê Văn Hạnh nhấn mạnh.
PGS.TS Nguyễn Viết Thông - Nguyên Tổng thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương cũng chỉ ra 2 hệ lụy chính từ việc lãng phí đã được Tổng Bí thư nêu rõ trong bài viết đó chính hệ lụy về vật chất và hệ lụy về niềm tin. Về vật chất, lãng phí đã làm suy giảm nguồn lực con người, nguồn lực tài chính, làm giảm hiệu quả sản xuất rồi kể cả tăng gánh nặng chi phí, gây cạn kiệt tài nguyên, kể cả gia tăng khoảng cách giàu nghèo… Về niềm tin, lãng phí làm giảm niềm tin của nhân dân với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Do đó, theo PGS.TS Nguyễn Viết Thông, từ bài viết của Tổng Bí thư, chúng ta cần phải nhận thức đầy đủ những hệ lụy đó để có các giải pháp khắc phục bằng được.
Lời cảnh tỉnh để thực hiện nghiêm túc tiết kiệm, chống lãng phí Việt Nam đang hướng tới trở thành nước phát triển, thu nhập trung bình cao và đưa ra “hai mục tiêu 100 năm” (năm 2030 kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và năm 2045 kỷ niệm 100 năm thành lập nước). Trong quá trình này, việc chống tham nhũng và chống lãng phí là vô cùng quan trọng, thậm chí quyết định đến việc thành bại của cả quá trình. Lời kêu gọi của Tổng Bí thư Tô Lâm là rất kịp thời và cần thiết, là lời cảnh tỉnh quan trọng đối với toàn Đảng, cần phải nghiêm túc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, không khoan nhượng với tham nhũng, từ đó mới có thể thực hiện thành công hai mục tiêu 100 năm vĩ đại trên. |
猜你喜欢
- Chưa nên thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư
- Ô tô mới toanh khoảng 300 triệu ‘gây sốt’ năm 2016
- Sạc pin điện thoại nhanh đầy bằng một vài mẹo nhỏ
- Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
- Nhận định, soi kèo Perth Glory vs Western United, 17h45 ngày 3/1: Tin vào cửa trên
- Ô tô chạy lùi trên đường một chiều phạt thế nào
- Xe tay ga giá rẻ chỉ dưới 35 triệu tốt nhất hiện nay
- Mỹ phẩm, thực phẩm tự nhiên không an toàn như nhiều người vẫn tưởng
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/12/2024