Thị trường chứng khoán trong nước đang trải qua giai đoạn phức tạp với nhiều vấn đề nổi cộm,ứngkhoánnởrộđộiláitinđồnvàcôngtysâkết quả bóng đá u20 nữ từ việc làm giá cổ phiếu đến kỷ luật các cá nhân có liên quan, nghiệp vụ của một số công ty chứng khoán đến các tin đồn thất thiệt… đang dần làm méo mó thị trường chung.
Những vụ việc lớn liên tiếp được nêu tên khi của cơ quan Nhà nước tỏ ra quyết liệt. Giọt nước tràn ly sau vụ việc thao túng chứng khoán của Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết, cùng với sự giúp sức của các cá nhân đã điều hành nhân viên Chứng khoán BOS và công ty vệ tinh sử dụng 20 tài khoản để thông đồng mua, bán chứng khoán với tần suất lớn.
Nở rộ công ty sân sau
Chứng khoán BOS tiền thân là Chứng khoán Artex được thành lập năm 2008 và từ lâu được biết đến là công ty “sân sau” hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động giao dịch chứng khoán của hệ sinh thái FLC Group.
Với nhóm khách hàng thân thiết và có khối lượng giao dịch rất lớn thì không khó hiểu khi Chứng khoán BOS nhanh chóng từ công ty nhỏ nhảy vào top 10 thị phần môi giới tại sàn niêm yết lớn nhất vào năm 2017. Điều này nhờ vào cổ phiếu FLC và ROS vẫn thường xuyên đứng đầu về thanh khoản trên sàn chứng khoán.
Đương nhiên ở chiều ngược lại thì các doanh nghiệp trong hệ sinh thái FLC Group cũng có “chỗ dựa” pháp lý tin cậy để hỗ trợ các hoạt động huy động vốn, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, thế chấp, cầm cố…
Danh mục tự doanh của Chứng khoán BOS chủ yếu nắm giữ cổ phiếu thuộc hệ sinh thái FLC Group. |
Thực tế khái niệm công ty chứng khoán "sân sau" đã có ngay từ đầu thành lập thị trường chứng khoán. Lúc đó nhiều ngân hàng lớn ở Việt Nam đã đánh chiếm thị phần khi ra mắt hàng loạt công ty môi giới như VCBS, BSC, ACBS, MBS…
Theo thời gian, khối tư nhân cũng bắt đầu quan tâm đến miếng bánh thị phần này cũng như hỗ trợ cho các hoạt động giao dịch, do đó đã lập mới hoặc thâu tóm một loạt công ty chứng khoán.
Đơn cử như Chứng khoán VIX được nhóm cổ đông liên quan đến đại gia Nguyễn Văn Tuấn âm thầm mua lại. Hiện công ty môi giới này hưởng lợi đáng kể từ hệ sinh thái liên quan bao gồm Tập đoàn Gelex, Viglacera, Cadivi, Thibidi…
Một tập đoàn mới nổi khác là Bamboo Capital của ông Nguyễn Hồ Nam cũng nhắm vào lĩnh vực tài chính khi thâu tóm thành công Chứng khoán Thủ Đô. Từ đó công ty này có thể hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động giao dịch và huy động vốn của hệ sinh thái đa ngành này.
Nhóm Louis Holdings cũng từng đầu tư vào Chứng khoán APG trong chuỗi sự kiện thâu tóm một loạt công ty trên sàn chứng khoán. Thực tế đến nay công ty chứng khoán này vẫn có quan hệ khá mật thiết, hỗ trợ giao dịch đáng kể cho hệ sinh thái Louis.
Sự phát triển của thị trường vốn khiến nhiều công ty chứng khoán trở thành mục tiêu thâu tóm của các tập đoàn kể từ 2020 đến nay, tờ “giấy phép kinh doanh chứng khoán” theo đó dần trở thành món hàng đắt đỏ.
Với nhiều vụ việc vừa qua, nhà đầu tư có quyền đặt câu hỏi về sự biến tướng và ưu ái nhất định để hỗ trợ cho các tập đoàn đứng sau. Trong đề xuất mở chiến dịch "làm sạch thị trường chứng khoán", Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) cho rằng cần thanh tra công ty chứng khoán là công cụ làm giá chứng khoán cho những ông chủ của mình.
VAFI kiến nghị cần xác định có hàng nghìn tài khoản giao dịch được mượn đứng tên từ người lao động và người thân thích để tạo cung cầu giả tạo, cần xác định những đối tượng đầu tư giả và các "công ty ma" để thực hiện hành vi thao túng chứng khoán.
Trục lợi từ tự doanh?
Sự nở rộ của công ty chứng khoán đi kèm với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều nghiệp vụ kinh doanh. Trong đó có sự mở rộng đáng kể nghiệp vụ tự doanh (tự kinh doanh chứng khoán: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ...) tại các công ty chứng khoán nhỏ, làm dấy lên những nghi ngại về sự biến tướng của hoạt động này và những xung đột lợi ích.
Các công chứng khoán tốp đầu vẫn luôn khẳng định hoạt động tự doanh được thực hiện một cách công bằng và đảm bảo an toàn cho các hoạt động khác. Tuy nhiên danh mục tự doanh thực tế của một số công ty lớn có quy mô đến hàng nghìn tỷ đồng vẫn tạo ra nhiều lo ngại.
Nhà đầu tư nhỏ lẻ thường suy luận rằng các khối tự doanh có thể liên kết với nhau để làm giá cổ phiếu và tạo lập biến động thị trường. Ngoài ra khối này cũng có lợi thế rất lớn về thông tin nên có thể tranh mua, tranh bán trước các cá nhân nhỏ lẻ.
Một lãnh đạo HSC từng cho biết hoạt động tự doanh chủ yếu mua bán ở những mã cổ phiếu có thanh khoản lớn nên ít gây biến động thị trường, hoặc chuyển sang đầu tư các sản phẩm khác như trái phiếu, chỉ số hoặc chỉ mua bán cho khách hàng…
Trong khi đó Giám đốc tự doanh Chứng khoán DNSE bà Nguyễn Ngọc Linh chia sẻ trong hoạt động tự doanh thì công ty chứng khoán cũng chỉ đóng vai trò như một nhà đầu tư tổ chức bình thường.
Danh mục đầu tư của khối tự doanh được thiết lập bởi các chuyên viên và nhà quản lý. Theo đó, hoạt động này cũng bị phụ thuộc vào các ý kiến chủ quan của con người và đôi khi có thể dẫn đến các quyết định sai lầm.
Vị này khẳng định khối tự doanh được chú ý bởi phản ánh sự kỳ vọng về cung cầu, nhưng không đến mức huyền bí và quyền lực như người đồn đoán. Tỷ trọng tham gia của tự doanh chưa đủ đi ngược lại số đông và dẫn dắt thị trường, do đó cũng hoàn toàn có khả năng thua lỗ.
Thực tế cũng có nhiều bộ phận tự doanh đã lỗ nặng, đơn cử Chứng khoán VPS năm ngoái lỗ ròng gần 600 tỷ đồng (chủ yếu do tăng lỗ từ bán các tài sản tài chính và chi phí tự doanh lớn). Ngược lại Chứng khoán APEC lại thắng lớn khi lãi 669 tỷ đồng. Hay Chứng khoán BOS năm ngoái có lãi đột biến 34 tỷ đồng.
Gần đây HoSE lại gây bất ngờ khi tuyên bố sẽ dừng cung cấp dữ liệu liên quan đến giao dịch của khối tự doanh kể từ tháng 3. Bà Nguyễn Ngọc Linh cho rằng điều này không ảnh hưởng lắm bởi dòng vốn tự doanh hiện không còn lớn, chỉ còn là kỳ vọng về cung cầu của một bộ phận nhà đầu tư.
"Đội lái", tin đồn và xử phạt
Khi thị trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ thì cũng mở rộng không gian cho các đối tượng xấu có ý đồ thao túng giá chứng khoán, cho các hình thức lan truyền tin tức không lành mạnh và nhiều hệ lụy khác.
Dòng tiền từ nhà đầu tư mới đổ mạnh vào chứng khoán đã tạo “sóng cổ phiếu” nổi lên khắp thị trường, chỉ cần một thông tin bên lề là nhà đầu tư lại nhanh tay mua cả hệ sinh thái bất chấp nội tại của các doanh nghiệp.
Chưa bao giờ các “đội lái” được gọi tên nhiều như hiện nay, chưa bao giờ xuất hiện nhiều tin đồn và các câu chuyện cổ phiếu tăng bằng lần, đó là các chủ đề nổi cuộm trên nhiều diễn đàn chứng khoán hàng đầu.
Chẳng hạn trước đây chỉ cần có tin đồn nhóm Louis muốn thâu tóm doanh nghiệp nào là nhà đầu tư lại tranh mua đẩy giá tăng trần liên tục. Hay gần đây lại xuất hiện tin đồn tân Chủ tịch FLC Đặng Tất Thắng đăng ký mua cổ phiếu đã giúp mã FLC nhanh chóng thoát cảnh nằm sàn và khớp lệnh đột biến hơn 100 triệu đơn vị...
Thị trường đã quá quen với diễn biến bất thường ở một loạt cổ phiếu nóng với mức tăng đến hàng chục lần, một phần đến từ sự điên rồ của dòng tiền mới thì cũng có những toan tính của các đội lái.
Nhiều cổ phiếu có giai đoạn tăng sốc, giảm sâu gần đây. Đồ thị: TradingView. |
Tuy nhiên khái niệm" đội lái" không hoàn toàn mang tính tiêu cực. Một chuyên gia chứng khoán hơn 20 năm kinh nghiệm chia sẻ bên cạnh các đối lái có ý đồ xấu thì cũng có những đội nhóm hoạt động lành mạnh hơn, chủ yếu điều tiết dựa trên triển vọng của các doanh nghiệp có nền tảng tốt hoặc theo xu hướng tốt của giá dầu, giá hàng hóa…
Vị này cho rằng việc mạnh tay xử phạt, tăng khung hình phạt hoặc xử lý hình sự mới có thể hạn chế các đội lái hoạt động, khiến nhiều người có ý đồ thao túng chứng khoán "chùn bước".
Thực tế việc xử phạt việc làm giá cổ phiếu vẫn diễn ra khá khiêm tốn. Năm 2021, ông Lê Mạnh Thường và bà Phạm Thị Phương bị xử phạt 1,2 tỷ đồng trong vụ việc thao túng giá cổ phiếu FTM của công ty Đầu tư và Phát triển Đức Quân. Ông Nguyễn Quang Vinh bị xử phạt 550 triệu đồng vì sử dụng 35 tài khoản để liên tục giao dịch khớp chéo cổ phiếu TAR. Gần đây Louis Holdings bị phạt tiền hơn 161 triệu đồng do có thực hiện giao dịch mua chui hơn 1 triệu cổ phiếu TGG.
Mới nhất cơ quan điều tra Bộ Công an đã ra quyết định bắt tạm giam Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết về hành vi thao túng chứng khoán khi thực hiện các giao dịch bán chui 74,8 triệu cổ phiếu FLC vào ngày 10/1.
Những hệ lụy phát sinh trên thị trường chứng khoán cũng được Ủy ban Kiểm tra Trung ương chỉ ra là có sự thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, thiếu kiểm tra và giám sát của Đảng ủy Cơ quan Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Cơ quan này có nhiều vi phạm, khuyết điểm trong tham mưu xây dựng thể chế, chính sách và thực hiện công tác quản lý Nhà nước về hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán, để một số tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật, thao túng thị trường, thu lợi bất chính.
(Theo Zing)
Mua bán bất thường, FLC xin áp dụng biện pháp an ninh, tạm ngừng giao dịch
Thị trường chứng khoán ghi nhận một phiên tăng điểm mạnh khi mà dòng tiền đổ vào bắt đáy ở nhiều cổ phiếu chủ chốt và ồ ạt dồn vào nhóm cổ phiếu “họ FLC”.