Kỷ luật tài chính được kiểm soát chặt chẽ
Cho ý kiến về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2017; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,Đạibiểuđánhgiácaocôngtácđiềuhànhtàichínhngânsákết quả trận la galaxy dự toán NSNN, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2018 và kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm quốc gia 2018 - 2020, trong phiên họp chiều 31/10, nhiều đại biểu đánh giá cao kết quả phát triển kinh tế - xã hội 10 tháng đầu năm 2017, trong đó đánh giá cao công tác điều hành tài chính, NSNN của Chính phủ.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, có 3 điểm sáng rất đáng trân trọng: Đó là tốc độ tăng trưởng GDP nhiều khả năng đạt được 6,7%; kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, kiểm soát được lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội; cán cân thương mại và cán cân vãng lai cải thiện tốt, tỷ giá ổn định; kỷ luật tài chính được kiểm soát chặt chẽ hơn, do đó đã tiết kiệm được bội chi ngân sách khoảng 4.000 tỷ đồng, nợ công từ 63,6% GDP năm 2016 giảm còn 62,6% GDP năm 2017.
Về kế hoạch kinh tế - xã hội 2018, đại biểu Trần Hoàng Ngân đồng tình với mục tiêu mà Chính phủ đã đặt ra. Tuy nhiên, ông đề nghị Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP là 6,7% như năm 2017, chứ không để mức 6,5 - 6,7% như đề xuất.
Về bội chi ngân sách, đại biểu cho rằng, nên tiếp tục tiết kiệm để giảm bội chi xuống mức 3,5%. “Trong tổng chi ngân sách năm 2018, Chính phủ dự kiến chi 500.000 tỷ đồng, như vậy chỉ cần tiết kiệm 1% là chúng ta đã tiết kiệm được 5.000 tỷ đồng; hoặc chi thường xuyên là 490.000 tỷ đồng, thì chỉ cần giảm 1% là chúng ta cũng có thể tiết kiệm được 4.900 tỷ đồng” - đại biểu Trần Hoàng Ngân nói.
Đồng tình với quan điểm của đại biểu Trần Hoàng Ngân, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) cũng đánh giá cao kết quả tăng trưởng kinh tế - xã hội, cũng như đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô mà Chính phủ đã báo cáo trước Quốc hội. Tuy nhiên, đại biểu Mai cho rằng, Chính phủ nên tính đến việc áp dụng cơ chế đặc thù cho 3 khu vực: Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc, và tới đây là TP. Hồ Chí Minh.
“Tôi cho rằng, việc áp dụng cơ chế đặc thù đối với một số tỉnh, thành phố là hoàn toàn đúng đắn trong phát triển kinh tế, tạo bước đột phá và cơ hội mới, hình ảnh mới, bước đi mới trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, để đảm bảo tính ổn định, bền vững của NSNN, trước khi Quốc hội xem xét thông qua, đề nghị Chính phủ cần có đánh giá cụ thể trên một số yếu tố tác động đến ngân sách trung ương” - đại biểu Mai nói.
Tăng trưởng GDP năm 2017 nhiều khả năng đạt 6,7%
Trước ý kiến còn băn khoăn của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, con số tăng trưởng mà Chính phủ báo cáo trước Quốc hội là hoàn toàn tin cậy. Vì phương pháp thống kê là có cơ sở khách quan, được thực hiện đúng quy định của pháp luật về thống kê, đã áp dụng nhiều năm nay, được các tổ chức quốc tế lớn như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế công nhận.
Về mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2017 là 6,7%, ông Dũng cho rằng quy luật tăng trưởng GDP nhiều năm nay là quý sau luôn cao hơn quý trước. Tăng trưởng GDP quý IV hoàn toàn có thể đạt 7,31%, do đó sẽ kéo theo tăng trưởng GPD của cả năm sẽ đạt 6,7%.
“Theo quy luật thì quý IV bao giờ cũng tăng trưởng cao nhất, như vậy chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng cả năm chúng ta đạt được 6,7%. Do đó, tôi xin báo cáo để Quốc hội yên tâm” - ông Dũng nói.
Để trấn an sự lo lắng của các đại biểu Quốc hội, ông Dũng cũng cho biết thêm: “Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng đạt 8,7%, cao hơn cùng kỳ năm 2016. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 10,5 triệu lượt người, tăng hơn 28%. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 8,2 tỷ USD, tăng 37,4% so với cùng kỳ… Đây là những tín hiệu khả quan để đảm bảo tăng trưởng cho cả năm 2017”.
Về mục tiêu tăng trưởng năm 2018, người đứng đầu ngành Kế hoạch và Đầu tư cho biết, những thuận lợi về tình hình kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế năm 2017 sẽ tiếp tục được duy trì, tạo đà cho năm 2018. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng tiềm ẩn những khó khăn thách thức có thể xảy ra, do đó, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức 6,5 - 6,7% là hợp lý.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, tăng trưởng kinh tế toàn cầu được các chuyên gia dự báo vẫn duy trì trong năm 2018, tuy nhiên cũng cần thận trọng bởi những khó khăn thách thức khó lường như bất ổn về an ninh chính trị trong khu vực, xu thế bảo hộ của các nước; thu từ dầu thô giảm do giảm sản lượng khai thác… Những yếu tố này sẽ tác động đến tình hình phát triển kinh tế của năm 2018./.
Nhật Minh