【kq ngoại hạng ai cập】Công bố báo cáo đánh giá sự phục vụ của cơ quan hành chính

cải cách thủ tục hành chính

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: VGP.

Tham dự Hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị,ôngbốbáocáođánhgiásựphụcvụcủacơquanhànhchíkq ngoại hạng ai cập Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ; Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân; Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Việt Nam Nguyễn Văn Được.

Theo đó, có 6 thủ tục hành chính (TTHC) được chọn để triển khai SIPAS 2015, gồm: Cấp giấy chứng minh nhân dân, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng nhà ở, giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh và chứng thực. Đây là các thủ tục liên quan mật thiết tới đời sống nhân dân, tổ chức, được xã hội quan tâm. Trong đó có thủ tục phức tạp, khó khăn cũng như thủ tục đơn giản, dễ dàng, nhằm đánh giá công bằng nỗ lực và kết quả giải quyết TTHC, phục vụ người dân, tổ chức của các cơ quan hành chính Nhà nước năm 2014.

Cụ thể, SIPAS 2015 đánh giá 4 yếu tố cơ bản của quá trình giải quyết công việc của từng TTHC, gồm: Tiếp cận dịch vụ, TTHC, công chức phục vụ, kết quả giải quyết.

Thông tin phục vụ việc đánh giá của SIPAS 2015 được thu thập thông qua điều tra xã hội học theo hình thức phát phiếu khảo sát đến 15.120 người dân, tổ chức đã giải quyết TTHC và nhận kết quả của 6 thủ tục trên tại 108 xã của 3 thành phố trực thuộc Trung ương và 7 tỉnh đại diện cho 7 vùng được chọn mẫu cho cả nước (Hà Nội, TPHCM, Quảng Ninh, Lai Châu, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Tây Ninh và Cà Mau).

Tính đến tháng 12/2016, có 4 bộ và 32 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã chủ động triển khai và công bố kết quả đo lường sự hài lòng của người dân và tổ chức trong phạm vi ngành, địa phương. Cách thức, phương pháp triển khai của 4 bộ và 32 địa phương cũng rất đa dạng.

Kết quả đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức với cơ quan hành chính Nhà nước năm 2015 bước đầu phản ánh được thực trạng và chất lượng giải quyết các TTHC của các cơ quan hành chính Nhà nước. Mong đợi của người dân, tổ chức đối với đối với việc giải quyết TTHC, phục vụ nhân dân trong thời gian tới. Từ đó giúp các cơ quan hành chính Nhà nước xác định các giải pháp phù hợp, khách quan nhằm khắc phục yếu kém, nâng cao chất lượng giải quyết TTHC, phục vụ người dân ngày càng tốt hơn.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: Chương trình cải cách hành chính tổng thể đất nước giai đoạn 2011-2020 đặt ra yêu cầu lớn. Đó là năm 2020 có 80% người dân hài lòng về sự phục vụ bộ máy chính quyền các cấp. Nếu chúng ta không triển khai từ bây giờ việc đo lường, đánh giá sự hài lòng của người dân thì đến năm 2020 không thể trả lời được bao nhiêu phần trăm người dân hài lòng về sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.

Nội dung cải cách hành chính vừa qua đã triển khai đồng bộ trên 5 lĩnh vực: Cải cách thể chế, tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước, đổi mới nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, cải cách tài chính công, nâng cao hiện đại hóa nền hành chính công. Trong đó giải pháp trọng tâm chính là nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công.

“Người dân là người bầu ra hệ thống chính quyền các cấp, là người có quyền được hưởng những dịch vụ mà hệ thống chính quyền cung cấp theo Hiến pháp, luật pháp cam kết đem lại cho người dân, cũng là người thực hiện giám sát cơ quan Nhà nước. Với tinh thần, Chính phủ từ nhiệm kỳ 2011-2015 đến nay luôn khẳng định coi sự hài lòng người dân đối với sự phục vụ của cơ quan chính quyền các cấp là thước đo quan trọng đối với cải cách hành chính đối với cơ quan Nhà nước, các tổ chức địa phương và Trung ương”, ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết.

Với góc độ là cơ quan đại diện cho quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, năm 2015 khi Chính phủ giao cho Bộ Nội vụ triển khai đo lường sự hài lòng của người dân với 6 loại dịch vụ là: Cấp chứng minh nhân dân, quyền sử dụng đất, xây dựng nhà ở, chứng thực, kết hôn và khai sinh. Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tham gia góp phần làm vai trò giám sát người dân với việc đánh giá. Bởi chính cơ quan công quyền, chính mình tự đánh giá thì chưa đủ khách quan. Vì thế Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tham gia chọn một tổ chức thành viên là Hội Cựu Chiến binh, phản ánh phối hợp giữa Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Bộ Nội vụ, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam.

Theo đó, việc đánh giá này nhằm hướng đến việc hình thành một phương pháp đánh giá thống nhất sự đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước. Công việc này tới đây sẽ được triển khai hằng năm ở tất cả các bộ, ngành, địa phương cùng thực hiện, hướng đến năm 2020 sẽ trả lời được câu hỏi có bao nhiêu phần trăm người dân hài lòng với cách phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước, rút ra kinh nghiệm gì trong quá trình thực hiện đánh giá này./.

Theo chinhphu.vn

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Nguyên nhân khiến điện thoại hao pin nhanh khi dùng 4G ở Việt Nam
下一篇:LG tung ra smartphone nắp gập vỏ da dùng Android