当前位置:首页 > Cúp C2 > 【kết quả giải vô địch úc】Hầu hết các trường thiếu chuyên gia tâm lý học đường 正文

【kết quả giải vô địch úc】Hầu hết các trường thiếu chuyên gia tâm lý học đường

来源:Empire777   作者:Ngoại Hạng Anh   时间:2025-01-26 03:28:30

hoi thao

Hội thảo thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia tâm lý,ầuhếtcáctrườngthiếuchuyêngiatâmlýhọcđườkết quả giải vô địch úc giáo dục

Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục chính trị và công tác học sinh sinh viên (HSSV), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Bùi Văn Linh thông tin tại hội thảo Đào tạo chuyên gia tham vấn học đường trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, do Trường Đại học (ĐH) Giáo dục – ĐH Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), tổ chức ngày 23/4.

Theo các số liệu khảo sát của Bộ GD&ĐT tại Hà Nội và Hải Dương, có khoảng 80% các em học sinh có những vướng mắc cần chia sẻ và mong muốn có một khoảng không gian riêng tư ở trường để nói ra và tìm giải pháp cho những vấn đề của bản thân. Nghiên cứu dịch tễ trên 7 tỉnh phía Bắc của Trường ĐH Giáo dục cũng cho thấy, khoảng 20% học sinh có tổn thương sức khỏe tâm thần tới mức phải can thiệp trị liệu.

Thực trạng xã hội cho thấy, để đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục thì phải tập trung chăm sóc đời sống và sức khỏe tâm thần cho HSSV nhằm giảm thiểu những khó khăn tâm lý, phát huy tối đa tiềm năng của người học. Chính vì vậy, các dịch vụ tham vấn hướng nghiệp, tham vấn khủng hoảng học đường, tham vấn sức khỏe tâm thần trường học...đã và đang trở thành nhu cầu cấp bách của xã hội.

Để hỗ trợ công tác tư vấn tâm lý; giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống cho HSSV, gần đây nhất, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT “Hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông”, góp phần giải quyết những tồn tại hiện nay.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đức Huy - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục, hạn chế lớn nhất trong triển khai công tác tham vấn – tư vấn học đường chính là nguồn nhân lực chưa có đủ trình độ và kỹ năng. Hiện tại, hầu hết các nhà trường chưa có cán bộ chuyên trách làm công tác tham vấn tâm lý.

Cùng với đó, đội ngũ này trong nhà trường chủ yếu là giảng viên một số chuyên ngành như: Luật, Tâm lý, Ngữ văn, Giáo dục công dân. Một số khác là giáo viên dạy Lịch sử, Địa lý hay cán bộ chuyên trách tại các phòng, ban như: phòng Công tác Học sinh sinh viên, Đoàn Thanh niên...

Bàn về vấn đề này, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, tham vấn học đường là rất phức tạp, do đó phải làm hết sức linh hoạt. Cán bộ làm công tác này phải biết nhiều thứ cũng như biết dạy kỹ năng sống, tham vấn hướng nghiệp cho HSSV. “Tham vấn trong nhà trường khó không phải là nhận thức, điều quan trọng là phải giúp học sinh thay đổi hành vi dù sẽ mất rất nhiều thời gian, đòi hỏi người làm phải rất sáng tạo thì mới thành công”, TS Lâm nói.

Hơn hết, TS Lâm cho rằng, điều cần thiết hiện nay là phải đào tạo, bồi dưỡng từ chính đội ngũ giáo viên chủ nhiệm vì họ tác động đến học sinh nhiều nhất. Do đó, đội ngũ này phải thay đổi trước và giúp cho học sinh. Việc đào tạo này cũng phải thực chất, chứ không phải theo “bao cấp xong để đấy cho đẹp thì không có hiệu quả”.

Đồng quan điểm, TS Tâm lý Trần Thành Nam cho rằng, trong bối cảnh cơ chế lương, vị trí việc làm còn khó khăn để sắp xếp cho cán bộ tham vấn tâm lý, giải pháp tình thế có hiệu quả là huấn luyện những kỹ năng cơ bản cho giáo viên tại cơ sở để tăng hỗ trợ ban đầu. Bên cạnh đó, để tăng hiệu quả cần có những hỗ trợ bên ngoài từ các trung tâm, các trường đại học có chuyên ngành về tâm lý giáo dục hoặc tham vấn tâm lý học đường ngay khi sự việc xảy ra./.

Mai Đan

标签:

责任编辑:Cúp C1