【soi kèo phap】Đất chuyển mình

  发布时间:2025-01-12 02:58:03   作者:玩站小弟   我要评论
(CMO) Tại vùng đất ngọt hoá huyện Trần Văn Thời - thuộc Tiểu vùng III, Bắc Cà Mau, nơi chuyên canh t soi kèo phap。

Báo Cà Mau(CMO) Tại vùng đất ngọt hoá huyện Trần Văn Thời - thuộc Tiểu vùng III, Bắc Cà Mau, nơi chuyên canh trồng lúa, rau màu và nuôi cá đồng, nay có thêm những vườn bưởi da xanh, ổi không hạt, cam xoàn ngọt lịm. Càng lý thú khi đất này mới xuất hiện những vườn cây độc lạ, như nho không hạt, loại cây chuyên canh trên đất cát Ninh Thuận và vú sữa Hoàng Kim, vỏ vàng ươm, thịt ngọt mát. Phải chăng theo dòng chảy cuộc sống, đất quê tôi đang thao thức chuyển mình?

...Chuông điện thoại reo, đầu bên kia là tiếng chị Trần Thị Việt Anh, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) cây ăn trái sạch Khánh Hưng: "Em ơi, hai hôm nữa HTX họp mặt các chủ vườn, bàn kế hoạch chuẩn bị sản phẩm bán Tết, em về nghen!".

Chủ vườn, hai từ khá mới mẻ ở quê tôi, huyện Trần Văn Thời, vùng đất ngọt hoá vốn nổi tiếng với nghề trồng lúa, rau màu và nuôi cá đồng. Những lão nông tri điền nơi đây thành danh như “chủ ruộng", "chủ rẫy, "chủ ao, đìa”, vậy mà giờ lại xuất hiện cụm từ “chủ vườn”, đối tượng lao động vốn ở vùng chuyên canh trồng cây ăn trái tại các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Tháp. Điều đó gieo trong tôi sự tò mò xen lẫn niềm háo hức.

… Hoà trong làn gió cuối năm mơn man, tôi đến HTX cây ăn trái sạch Khánh Hưng. Các anh, chị trong HTX đón tôi như đứa con xa về nhà. Chị Việt Anh đã dành nửa gian nhà làm trụ sở làm việc của HTX. Hơn chục thành viên HTX, người trung niên, người cao niên quây quần bên mấy dĩa trái cây (bưởi ruột đỏ, ổi không hạt, cam xoàn mọng nước) và tách trà thơm trò chuyện.

… Rời trường cô giáo Trần Thị Việt Anh (nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Khánh Hưng) về nhà, đầu tư vốn cải tạo đất ruộng thành liếp vườn. Sau đó, chị lặn lội lên vùng chuyên canh cây ăn trái (huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre), tìm hiểu, học tập kỹ thuật trồng bưởi da xanh, rồi mời kỹ sư nông nghiệp về hướng dẫn kỹ thuật xuống giống, chăm sóc bưởi.

Trồng màu ở vùng ngọt hoá xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời. Ảnh: HUỲNH LÂM

Sau gần 3 năm chăm sóc, vườn bưởi của chị đã cho hoa thơm, trái ngọt. Hiện nay, với hơn 270 gốc bưởi, mỗi năm chị Việt Anh thu hoạch gần 8 tấn. Vốn yêu lao động, chắt chiu từng bờ thửa, bờ bao, ngoài cây bưởi, chị Việt Anh trồng hơn 100 gốc mít Thái, hàng trăm cây ổi, chanh, chưa kể dưới ao nuôi cá đồng… Nhờ sản xuất tổng hợp, mỗi năm tổng thu nhập trên diện tích 7 công đất vườn (trừ chi phí phân bón, nhân công lao động), chị Việt Anh thu về vài trăm triệu đồng.

Với khát khao hình thành tổ chức sản xuất tập thể, mô hình trồng cây ăn trái, chị đã mời gọi, vận động những người cùng đam mê trồng cây ăn trái thành lập HTX. Giữa năm 2019, HTX cây ăn trái sạch Khánh Hưng ra đời tại ấp Kinh Đứng A, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời. Trên cơ sở tự nguyện, HTX đã quy tụ 14 thành viên và 11 hộ chủ vườn - những người đam mê và khát vọng đổi đời bằng nghề trồng cây ăn trái từ nhiều địa phương, gồm Trần Hợi, Khánh Hưng, Khánh Lộc và Khánh Bình Đông, để cùng nhau mở ra vùng trồng cây ăn trái.

Vườn bưởi sai trái của ông Trần Văn Sang, ấp Kinh Đứng A, xã Khánh Hưng. Ảnh: CHÍ THANH

Tuy cộng chung diện tích cây ăn trái của các thành viên HTX chưa tròn 50 ha, nhưng mỗi vườn một sản phẩm đặc trưng và sản phẩm đó từng bước được người tiêu dùng ưa chuộng, tin cậy, cả chất lượng lẫn giá cả. Điển hình như bưởi da xanh của chị Việt Anh (Khánh Hưng), anh Ba Hộ (Trần Hợi), vườn cam xoàn, ổi không hạt của Phan Kim Ngôn (Khánh Hưng), vú sữa Hoàng Kim của anh Trần Văn Hoàng (Khánh Bình Đông)...

Sau 2 năm, hoạt động của HTX cây ăn trái sạch Khánh Hưng từng bước đi vào quy củ. Lợi ích mang lại rõ nhất là xây dựng đường hướng phát triển kinh tế vườn và tập huấn chuyển giao kỹ thuật. Anh Lê Minh Khôn, Phó giám đốc kỹ thuật HTX cây ăn trái sạch Khánh Hưng, thông tin: "Từ khi thành lập, HTX đã tổ chức 10 lần khảo sát các vườn cây. Qua đó, tư vấn kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm tận dụng đất, mặt nước cho các chủ vườn. Ngoài ra, chúng tôi đã 7 lần tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăm sóc cây ăn trái cho các xã viên. Đồng thời, hỗ trợ xã viên giới thiệu, quảng bá sản phẩm, liên kết với nhà cung ứng vật tư, phân bón, giúp chủ vườn thuận lợi sản xuất".

Vợ chồng ông Sơn Văn Chiến và bà Quách Thị Kim Luông, ấp Kinh Đứng B, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời đồng lòng, quyết tâm vượt khó vươn lên từ mô hình trồng màu, lúa, cá đồng. Ảnh: LOAN PHƯƠNG

Thành công ban đầu của HTX cây ăn trái sạch Khánh Hưng được bà Lê Kuy Ba, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trần Văn Thời, ghi nhận: "Tuy mới hình thành nhưng các xã viên đều đồng tâm sản xuất, tạo ra những sản phẩm an toàn, đảm bảo chất lượng. Trước mắt, tại nhà Giám đốc HTX hình thành một gian hàng bán, trưng bày sản phẩm, mỗi ngày thu hút nhiều khách hàng đến mua trái cây, tìm hiểu thông tin…".

Theo chị Trần Thị Việt Anh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Giám đốc HTX: "Chúng tôi đang xây dựng trang thông tin về HTX. Trong đó giới thiệu, quảng bá sản phẩm chủ lực, như bưởi da xanh, ổi không hạt, mít Thái… của các chủ vườn. Trước mắt, chúng tôi đẩy mạnh chăm sóc vườn cây để có trái cây bán trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần. Tiếp đó, phấn đấu cuối năm 2022 nâng sản lượng trái cây của HTX đạt 20 tấn/năm (tăng hơn 7 tấn so với hiện nay), khi đó sẽ đưa hàng hoá lên sàn thương mại điện tử. Xa hơn, chúng tôi tiến tới kết hợp giữa sản xuất với du lịch homestay; tăng thêm thành viên, vốn điều lệ. Đồng thời, xây dựng logo, nhãn hiệu, tiến tới mục tiêu giành thị phần cây ăn trái sạch trên địa bàn tỉnh Cà Mau".

… Giữa vùng đất ngọt hoá rộng hơn 44.000 ha, người dân bao đời trồng lúa, nuôi cá, trồng màu, nay chuyển sang trồng cây ăn trái, là sự đổi thay trong cách nghĩ, cách làm của các chủ đất. Qua đó đòi hỏi sự nhập cuộc, đồng hành của Nhà nước và các cơ quan chuyên ngành. Nhà nước, ngành chuyên môn cần quy hoạch vùng, tiểu vùng sản xuất cây ăn trái, đầu tư cải tạo hệ thống thuỷ lợi, tập huấn kỹ thuật, xây dựng vườn giống, xây dựng thương hiệu trái cây Trần Văn Thời…

Còn khá nhiều việc cần làm, cần nghĩ tới! Bởi thực tế, dù đã gia nhập HTX nhưng một số chủ vườn còn e dè, chần chừ. Hơn nữa, không ít chủ vườn thiếu vốn cải tạo đất, mua cây giống. Theo anh Ba Hộ, chủ vườn bưởi với hơn 500 gốc ở xã Trần Hợi, đảm nhiệm vai trò cố vấn HTX cây ăn trái sạch Khánh Hưng: "Tuy vùng đất Trần Văn Thời được nông dân đắp đê bao, giữ ngọt nhiều năm, thuận lợi trồng cây ăn trái, nhưng do đất trũng đòi hỏi chủ vườn phải đầu tư vốn xây dựng bờ bao, kê liếp, chống úng, ngập".

Cùng chung nỗi lòng với anh Ba Hộ, anh Trần Văn Hoàng, người tiên phong trồng nho dây leo, sản phẩm đặc trưng của vùng đất cát Ninh Thuận và vú sữa Hoàng Kim, sản phẩm mới nổi tại tỉnh Vĩnh Long, bày tỏ: "Chúng tôi rất muốn chuyển đổi sản xuất, nhưng tự mày mò tìm hiểu, áp dụng và thực hiện rất khó khăn. Ước chi ngành nông nghiệp như khuyến nông, bảo vệ thực vật... tựa đỡ, quan tâm thì còn gì bằng"./.

 

Hồ Trúc Điệp

 

相关文章

最新评论