Hiệu quả từ những chính sách hỗ trợ
Chia sẻ về chính sách của Việt Nam nhằm thúc đẩy các ngành CNHT,ệtNamcầnpháttriểnngànhcôngnghiệpphụtrợbềnvữngcótínhcạthứ hạng của argentinos bà Lê Huyền Nga - Phó Trưởng phòng Công nghiệp hỗ trợ (Bộ Công thương) cho biết, Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành nhiều quy định nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT). Điển hình như: Nghị định 111/2015/NĐ-CP về phát triển các ngành CNHT; Quyết định 68/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển CNHT từ năm 2016 – 2025; Luật Hỗ trợ doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ… Chính phủ mới đây đã có Nghị quyết 115 được coi là sự thúc đẩy rất mạnh cho phát triển ngành CNHT của Việt Nam.
Bên cạnh đó, Bộ Công thương cũng đẩy mạnh triển khai một số chương trình, dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực CNHT, ví dụ như: các dự án hợp tác với Tập đoàn Samsung trong Chương trình phát triển nhà cung cấp, Chương trình đào tạo chuyên gia tư vấn Việt Nam; hợp tác với Bộ Thương mại, công nghiệp và năng lượng Hàn Quốc đào tạo cán bộ xây dựng chính sách và cán bộ kỹ thuật trong lĩnh vực CNHT; hợp tác với Nhật Bản về CNHT trong khuôn khổ chiến lược công nghiệp hóa Việt Nam – Nhật Bản; hợp tác với IFC (World Bank) triển khai thực hiện chương trình thí điểm phát triển nhà cung cấp của Việt Nam…
Theo bà Lê Huyền Nga, việc triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ DN CNHT của Chính phủ đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của DN, cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm, góp phần đáp ứng nhu cầu cho sản xuất nội địa.
Ở góc độ DN, ông Vũ Văn Phúc - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần MEECO Việt Nam (chuyên cung khuôn mẫu, cấp linh kiện cơ khí phục vụ ngành điện tử, ô tô xe máy) cho biết, MEECO mới thành lập được 4 năm nhưng đã có một lượng khách hàng ổn định là những DN Nhật và DN Việt. Sự thành công của công ty một phần là nhờ vào sự hỗ trợ của Chính phủ thông qua các chương trình.
Ông Phúc cho rằng, sự hỗ trợ đó, đâu đó mọi người vẫn nghĩ nó ở trên giấy, nhưng nếu DN quan tâm một cách thấu đáo và đúng mức thì chắc chắn sẽ hỗ trợ rất nhiều cho DN có thể đầu tư theo chiều sâu (công nghệ mới hẳn, quy mô lớn hơn).
Doanh nghiệp cần hỗ trợ gì?
Theo Đại sứ Ann Mawe, Việt Nam đang có cơ hội đặc biệt để củng cố vị thế của mình như một lựa chọn sản xuất thay thế hàng đầu. Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn hơn. Đó là tăng giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng, thay vì chỉ tăng giá trị thương mại một cách đơn thuần. Việt Nam cần phát triển ngành CNHT một cách bền vững bằng cách tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, cũng như nâng cao hiệu quả của dây chuyền sản xuất. Đại sứ Ann Mawe khẳng định, về lĩnh vực này, Thụy Điển có nhiều kinh nghiệm và sẵn sàng hỗ trợ để Việt Nam được trang bị tốt nhất nhằm tiến tới nền công nghiệp 4.0; đồng thời nắm bắt các cơ hội mà chuyển dịch chuỗi cung ứng và EVFTA mang lại.
Yêu cầu đặt ra là như vậy, nhưng thực tế, các DN ngành CNHT Việt Nam cũng đang gặp phải nhiều thách thức.Chia sẻ về những khó khăn của các DN ngành CNHT Việt Nam, ông Phúc cho biết, một khó khăn mà DN vẫn đang lúng túng và chưa giải quyết được đó là hạ tầng hỗ trợ. Các DN vừa và nhỏ phải thuê nhà xưởng với chi phí khá cao tại các khu công nghiệp, nếu muốn thuê một nhà xưởng quy mô từ 1 - 2 ha là một thách thức. Do đó, bên cạnh việc hỗ trợ về thiết bị khi nhập khẩu thì các DN vừa và nhỏ mong muốn được hỗ trợ về hạ tầng, về thuê nhà xưởng với ưu đãi hơn cho DN.
Một khó khăn khác là về quy mô. Theo ông Phúc, quy mô sẽ ảnh hưởng tới giá thành bán ra, nếu chọn phân khúc không phù hợp với năng lực của mình sẽ không cạnh tranh được về giá với các DN lớn, sản xuất quy mô hàng loạt của Trung Quốc. DN có thể lựa chọn “thị trường ngách”, đòi hỏi tính tùy biến cao theo nhu cầu của khách hàng, đòi hỏi hộ tinh xảo, độ khó cao hơn thì mới có lợi thế.
Trong ngắn hạn, các DN còn gặp rất nhiều khó khăn trong câu chuyện kết nối. Ông Phúc cho rằng, về hỗ trợ việc kết nối, hiện có rất nhiều cơ quan nhà nước "xắn tay" vào, tuy nhiên ở đâu đó đang có sự chồng chéo. Nhiều ngành, nhiều bộ, nhiều hiệp hội cùng làm trong khi các format (chương trình) cũng na ná nhau. Do đó, cần có cách nào để tiết kiệm nguồn lực hơn, có chọn lọc hơn thì thông tin được sàng lọc và kết nối đúng theo yêu cầu.
Bên cạnh đó, nhiều DN cũng cho rằng, về tín dụng, hiện tại, các DN ngành CNHT đang nhận được sự hỗ trợ tương đối tốt từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho vốn đầu tư nhưng chính sách về hỗ trợ vốn lưu động vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của DN. Đặc biệt, trong giai đoạn khó khăn như hiện nay thì chính sách hỗ trợ vốn lưu động hiệu quả sẽ giúp DN vượt qua được giai đoạn này khi có vốn trả lương cho nhân viên, các chi phí thường xuyên khác, nguyên vật liệu, vật tư tiêu hao.
Ngoài ra, DN hiện nay cũng rất thiếu thông tin về các chính sách hỗ trợ. Do đó, cần có một quy hoạch chính sách sao cho DN có được một bức tranh tổng thể hơn về tất cả những hỗ trợ từ các bộ, ngành để khi DN đầu tư vào ngành CNHT, tránh tình trạng DN rơi vào cảnh “thầy bói xem voi”, tức là thông tin không đầy đủ. Khắc phục được những khó khăn trên, DN ngành CNHT Việt Nam tự tin rằng sẽ có được năng lực cạnh tranh tốt hơn, để tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Thảo Miên