Xung quanh vấn đề này phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Sơn,ịtrườngchứngkhoánpháisinhCầnthiếtnhưngthậntrọngchặtchẽbảng xếp hạng liga tây ban nha Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN).
* Thưa ông, Đề án xây dựng và phát triển TTCKPS đã chính thức được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ông có thể cho biết, đâu là mục tiêu cũng như tính cần thiết của việc ra đời TTCKPS ở Việt Nam?
|
- Theo Đề án đã được Thủ tướng phê duyệt, mục tiêu tổng quát việc xây dựng TTCKPS là bước kế tiếp nhằm hoàn chỉnh cấu trúc TTCK, hỗ trợ sự phát triển bền vững các TTCK cơ sở (cổ phiếu, trái phiếu).
Điều này sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển và tăng cường vai trò của TTCK trong thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung, đưa TTCK trở thành kênh huy động vốn an toàn, dài hạn phục vụ cho tăng trưởng kinh tế.
Việc ra đời TTCKPS cũng là phù hợp với thông lệ quốc tế. Ở Việt Nam, TTCK cơ sở đã có hơn 13 năm hình thành và phát triển, nhu cầu ra đời các sản phẩm phòng vệ cho rủi ro, hay gia tăng lợi ích đầu tư dựa trên các sản phẩm cơ sở (cổ phiếu, trái phiếu) là rõ ràng. Nhất là trong thời kỳ TTCK tăng trưởng nóng, nhà đầu tư và CTCK cũng đã thiết kế ra các sản phẩm phái sinh, nhằm gia tăng công cụ phòng vệ rủi ro và gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, do chưa có hệ thống quy định pháp lý nên chưa cho phép triển khai thực hiện. Song qua đây cũng đã chứng minh một nhu cầu rất cấp thiết cho việc xây dựng TTCKPS.
Tuy nhiên, TTCKPS là một thị trường rất nhạy cảm, phức tạp; đồng thời có một hiệu ứng đòn bẩy rất cao. Do vậy, nếu Nhà nước không đưa vào quỹ đạo giám sát, quản lý ngay từ đầu mà để hình thành tự phát thì rủi ro, mặt trái của nó rất lớn.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, các quốc gia trên thế giới đều phải chuẩn hóa các sản phẩm CKPS để đưa vào niêm yết trên các sở GDCK; mặt khác họ đều hạn chế hoặc cấm các giao dịch OTC nghiêm ngặt.
Do vậy, tại Việt Nam, cần phải có nghiên cứu, đề án, hệ thống pháp lý tổng thể cho việc hình thành và phát triển TTCKPS. Bởi ở Việt Nam, TTCK cơ sở mới hình thành và phát triển chưa thực sự dài, nên sự hiểu biết cũng như sự chịu tác động của rủi ro chưa lớn. Vậy nên, việc hình thành sản phẩm CKPS cũng phải từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với các điều kiện, nền tảng trong nước, cũng như sự hiểu biết của công chúng đầu tư.
Vì tính mới và phức tạp của TTCKPS nên quá trình chuẩn bị phải đảm bảo sự toàn diện nhưng chặt chẽ. Ảnh: N.A |
* Vậy sản phẩm và lộ trình thiết kế sản phẩm CKPS đặt ra như thế nào, thưa ông?
- Đề án nêu rõ, việc xây dựng và phát triển TTCKPS sẽ qua 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 (2013 - 2015), xây dựng khung pháp lý, hoàn thiện cơ sở vật chất - kỹ thuật để vận hành thị trường. Giai đoạn 2 (2016 - 2020), tổ chức giao dịch các chứng khoán phái sinh dựa trên tài sản cơ sở là chứng khoán (chỉ số chứng khoán; trái phiếu Chính phủ, cổ phiếu). Giai đoạn 3 (sau 2020), phát triển TTCKPS thống nhất dựa trên các tài sản cơ sở theo thông lệ quốc tế.
Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn có thể cũng sẽ phân tách ra nhiều giai đoạn nhỏ hơn. Chẳng hạn, trong thời gian đầu của giai đoạn 2 (2016-2017), thị trường sẽ chủ yếu bao gồm các sản phẩm đơn giản, dựa trên các công cụ ít phức tạp, ít biến động hơn, như các hợp đồng tương lai dựa trên các chỉ số cổ phiếu, trái phiếu chính phủ.
Còn các hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn dựa trên cổ phiếu thì có thể đưa vào sau, do đặc tính của các công cụ này khá phức tạp, nhạy cảm. Trong lộ trình dài hạn sẽ bao gồm các sản phẩm CKPS dựa trên các công cụ gốc khác, chẳng hạn như CKPS dựa trên lãi suất ngân hàng, vàng, tỷ giá, hoặc các loại hàng hóa...
* Liệu Việt Nam có cho phép phát triển song song mô hình TTCKPS tập trung và TTCKPS OTC hay không, thưa ông?
- Đề án đã nêu rõ, Việt Nam chỉ cho phát triển TTCKPS tập trung trên sở GDCK. Điều này cũng phù hợp với quy định trong Luật Chứng khoán, TTCK cơ sở cũng chỉ được các Sở GDCK mới được phép vận hành.
Việc xây dựng và phát triển TTCKPS gắn liền với đề án thành lập Sở GDCK Việt Nam. Việc này cũng đã được đề cập tại Chiến lược Phát triển TTCK cũng như Đề án Tái cấu trúc TTCK, tức là thành lập Sở GDCK Việt Nam trên cơ sở hợp nhất 2 Sở GDCK hiện có và phát triển các khu vực của TTCK là: cổ phiếu, trái phiếu và thị trường CKPS.
Như vậy, TTCKPS được xem là một bộ phận của thị trường nằm trong Sở GDCK Việt Nam, chứ không xây dựng một Sở GDCKPS độc lập như một số nước hiện nay.
* Ông có thể cho biết sơ bộ về quá trình chuẩn bị cho TTCKPS ra đời?
- Cơ quan quản lý sẽ đồng thời chuẩn bị 4 nhóm nội dung cho sự hình thành TTCKPS. Đầu tiên, về khung pháp lý, thể chế, Việt Nam không xây dựng Luật CKPS mà chỉ xây dựng Nghị định của Chính phủ về TTCKPS. Trong nghị định này, sẽ quy định những điều kiện chung nhất về thiết kế sản phẩm, giao dịch sản phẩm, thanh toán bù trừ, các giao dịch trung gian, thanh tra giám sát và xử lý, cưỡng chế thực thi.
Theo chương trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật Bộ Tài chính đã đăng ký với Chính phủ, Bộ dự định sẽ trình Chính phủ Nghị định về TTCKPS vào quý 4/2014.
Hiện tại, UBCKNN đang nỗ lực triển khai xây dựng Nghị định này, đồng thời xây dựng song song các Thông tư hướng dẫn để có sự phù hợp, thống nhất giữa Nghị định và các văn bản hướng dẫn. Ngoài ra, các Sở GDCK và Trung tâm Lưu ký sẽ có quy chế chi tiết để hướng dẫn giao dịch các sản phẩm CKPS.
Cùng với đó, để vận hành TTCKPS thì phải có hệ thống CNTT đáp ứng được yêu cầu. Hiện nay, UBCKNN đang giao cho Sở GDCK Hà Nội nghiên cứu, xây dựng Đề án về CNTT cho việc vận hành TTCKPS để Ủy ban báo cáo chi tiết với Bộ Tài chính. Đồng thời, Trung tâm Lưu ký cũng đang xây dựng hệ thống CNTT cho việc vận hành thị trường này.
Bên cạnh đó, một vấn đề rất quan trọng cũng cần được chuẩn bị là các sản phẩm đi kèm để có thể hình thành được TTCKPS. Cụ thể như, trong giao dịch CKPS thì bắt buộc phải có hệ thống thanh toán bù trừ đối tác trung tâm (CCP), trong khi đó, chúng ta chưa có CCP. Hiện tại VSD cũng đang tiến hành xây dựng hệ thống này.
Hoặc, sắp tới cũng cần có một số điều chỉnh về mặt pháp lý hiện nay. Chẳng hạn như, trong giao dịch CKPS thì phải có nghiệp vụ cho phép bán khống chứng khoán trên TTCK cơ sở; do vậy, ở thị trường cơ sở cũng cần phải có quy định theo hướng nới lỏng quy định được phép bán khống ở một mức độ hợp lý cho phép (bán khống đảm bảo). Hay về cơ chế, về kế toán hạch toán cũng cần có sự điều chỉnh phù hợp với thực tế và thông lệ chuẩn mực kế toán quốc tế.
Ngoài ra, nội dung lớn cần chuẩn bị cuối cùng là vấn đề đào tạo và tuyên truyền. Bởi đây là một thị trường mới và có sự khác biệt so với TTCK cơ sở. Do vậy, bản thân các công ty chứng khoán là thành viên TTCKPS cũng phải có sự chấp thuận của cơ quan quản lý và không phải công ty nào cũng được phép tham gia.
Những người hành nghề trong TTCKPS cũng phải có chứng chỉ hành nghề CKPS. Việc đào tạo cho đội ngũ quản trị, vận hành thị trường, cũng như những người làm kinh doanh trên TTCKPS, các thành viên tham gia,… là một công việc rất cấp bách, chuẩn mực, đi cùng với đó là việc đẩy mạnh hơn nữa về tuyên truyền.
* Xin cảm ơn ông!
Duy Thái (thực hiện)