Tập đoàn Geleximco - CTCP của đại gia nổi danh Vũ Văn Tiền vừa công bố tình hình tài chính của doanh nghiệp sau nhiều năm kín tiếng.
TheầnđầutiếtlộtàichínhvàthamvọngxeđiệncủađạigiaVũVănTiềtrận đấu montpellier hsco báo cáo mới nhất, Geleximco có vốn chủ sở hữu tính tới cuối năm 2022 đạt 11.516 tỷ đồng, tăng nhẹ so với mức 11.450 tỷ đồng vào cuối năm 2021. Doanh nghiệp này có hệ số nợ/vốn chủ sở hữu tính tới cuối năm ngoái ở mức 1,43 lần (thấp hơn so với mức 1,61 lần trong kỳ trước đó. Hệ số dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu là 0,36 lần, giảm nhẹ so với mức 0,39 lần cuối năm 2021.
Geleximco ghi nhận lợi nhuận năm 2022 khá khiêm tốn, ở mức hơn 66 tỷ đồng, giảm hơn 86% so với mức hơn 488 tỷ đồng trong năm 2021.
Geleximco là tập đoàn tư nhân kín tiếng do ông Vũ Văn Tiền làm Chủ tịch. Tập đoàn này hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, bất động sản, tài chính - ngân hàng, thương mại - dịch vụ, và nông nghiệp công nghệ cao.
Trong đó, bất động sản là mảng chính và góp phần khiến Geleximco nổi tiếng, với nhiều dự án tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Một số dự án tiêu biểu như Geleximco Lê Trọng Tấn, Thành phố Giao lưu bên đường Phạm Văn Đồng, An Bình Plaza, khu đô thị An Bình City (Hà Nội), Dragon Ocean Do Son - Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng (Hải Phòng),...
Geleximco cũng nổi tiếng với nhà máy nhiệt điện, xi măng, bột giấy. Giá trị tổng cộng hơn tỷ USD.
Đặc biệt, doanh nghiệp của ông Vũ Văn Tiền là cổ đông sáng lập của Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABBank), CTCP Chứng khoán An Bình, CTCP Quản lý quỹ Đầu tư chứng khoán An Bình, Tập đoàn Đầu tư tài chính An Bình...
Gần đây, thông tin Geleximco bắt tay sản xuất ô tô điện gây xôn xao. Theo Báo Thái Bình, sáng 17/9/2022, tại trụ sở UBND tỉnh Thái Bình đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận cho thuê lại đất và cơ sở hạ tầng giữa Tổng công ty Viglacera với Tập đoàn Geleximco để xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô Geleximco tại khu công nghiệp Tiền Hải.
Theo kế hoạch, sau khi thuê lại đất và cơ sở hạ tầng tại khu công nghiệp Tiền Hải, Tập đoàn Geleximco của ông Vũ Văn Tiền sẽ đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô hiện đại, có đầy đủ các dây chuyền như: hàn, sơn, lắp ráp và kiểm tra chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ và quy định của pháp luật với trình độ tự động hóa cao, sử dụng công nghệ tiên tiến của châu Âu.
Nhà máy sẽ sản xuất dòng xe ô tô nhiên liệu trong tương lai là xe điện và xe pin nhiên liệu. Bên cạnh đó, Geleximco sản xuất các linh kiện, phụ tùng ô tô cung cấp cho nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô và các đối tác hướng tới việc xuất khẩu.
Dự kiến, giai đoạn 1 từ năm 2024 đến 2030 có sản lượng sản xuất 50.000 xe/năm; giai đoạn 2 từ năm 2030 trở đi có sản lượng sản xuất 100.000 xe/năm. Tổng mức đầu tư của dự án dự tính trong giai đoạn 1 là 300 triệu USD, tương đương 7.000 tỷ đồng; giai đoạn 2 là 500 triệu USD, tương đương 11.800 tỷ đồng.
Theo tìm hiểu của báo VietNamNet, Geleximco không tạo ra một thương hiệu xe ô tô Việt hay đi theo chiến lược "Make in Vietnam" giống như VinFast mà sẽ triển khai theo hình thức liên doanh với các "ông lớn" ô tô trong khu vực.
Trước đó, ông Vũ Văn Tiền và Geleximco cũng đã tham gia vào lĩnh vực sản xuất linh kiện ô tô, trong đó có liên doanh với Honda thành lập doanh nghiệp sản xuất phụ tùng ô tô xe máy tại Việt Nam.
Geleximco dự tính làm xe điện trong bối cảnh Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã cho ra mắt nhiều mẫu xe điện và vẫn đang tìm cách bán hàng tại Việt Nam, cũng như trên thị trường quốc tế và tìm hướng niêm yết, huy động vốn trên thị trường quốc tế.
Theo chân tỷ phú Phạm Nhật Vượng, đại gia Việt vào cuộc đua hấp dẫnNhiều tỷ phú và doanh nhân Việt đang đổ tiền, thậm chí đánh cược cả sự nghiệp vào ngành ô tô của tương lai - xe điện, theo sau những Elon Musk, William Li của thế giới.