您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【xem bong da truc tiep k+】Tiếp thu kinh nghiệm quốc tế vào dự thảo Luật Hải quan sửa đổi 正文

【xem bong da truc tiep k+】Tiếp thu kinh nghiệm quốc tế vào dự thảo Luật Hải quan sửa đổi

时间:2025-01-09 13:57:25 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Quang cảnh Hội thảo. Tham dự hội thảo còn có Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Dương Ngọc xem bong da truc tiep k+

tiep thu kinh nghiem quoc te vao du thao luat hai quan sua doi

Quang cảnh Hội thảo.

Tham dự hội thảo còn có Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Dương Ngọc Ngưu,ếpthukinhnghiệmquốctếvàodựthảoLuậtHảiquansửađổxem bong da truc tiep k+ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Trần Hữu Bình, đại diện các bộ, ngành trung ương… và lãnh đạo các vụ, cục thuộc Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan và một số hải quan địa phương. Đặc biệt, trong thành phần tham dự hội thảo còn có các chuyên gia hàng đầu về pháp lý, công nghệ thông tin của Hải quan Nhật Bản.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn khẳng định, qua 10 năm thực hiện Luật Hải quan đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh kinh tế, lợi ích chủ quyền và an ninh quốc gia. Tuy nhiên, qua thời gian triển khai, Luật Hải quan bộc lộ một số hạn chế, bất cập, chưa bắt kịp với sự phát triển của thực tiễn nền kinh tế, đặc biệt là chưa tạo hành lang pháp lý thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Trước yêu cầu thực tiễn đó, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính xây dựng Luật Hải quan sửa đổi.

Đảng, Chính phủ và Quốc hội đặt ra 3 mục tiêu quan trọng cho dự thảo Luật Hải quan sửa đổi, đó là: Đảm bảo yêu cầu hội nhập toàn diện của nền kinh tế Việt Nam; Tạo khung khổ pháp lý để cải cách thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hải quan điện tử; Tạo khuôn khổ pháp luật để đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Thứ trưởng cho biết, để xây dựng dự thảo Luật này, Bộ Tài chính đã thành lập ban soạn thảo liên bộ và tổ công tác liên ngành, nghiên cứu, sửa đổi Luật Hải quan. Những nội dung tại dự thảo Luật đã được trao đổi trong toàn ngành Hải quan cũng như lấy ý kiến các đơn vị trong Bộ Tài chính. Hiện tại đã gửi xin ý kiến Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các bộ, ngành, các hiệp hội doanh nghiệp và cộng đồng DN. Dự thảo cũng đã được Tổng cục Hải quan trao đổi với các nước trong khuôn khổ hợp tác quốc tế.

Thứ trưởng khẳng định, Hội thảo này là cơ hội để Hải quan Việt Nam học hỏi kinh nghiệm của Hải quan Nhật Bản, từ đó tìm ra hướng phù hợp để Hải quan Việt Nam áp dụng vào nước mình, đáp ứng ba mục tiêu nói trên, phù hợp với thông lệ quốc tế…

Phát biểu tại hội thảo, ông Mizui Osamu- Trưởng nhóm VNACCS Hải quan Nhật Bản cho biết, dự thảo Luật Hải quan sửa đổi của Việt Nam tuy có những điểm khác biệt, nhưng cũng có nhiều điểm chung với Luật của Hải quan Nhật Bản và hải quan các nước tiên tiến trên thế giới. Đặc biệt, dự thảo đã đưa vào những nội dung mới như quản lý rủi ro, cơ chế một cửa…

Ông Mizui Osamu khẳng định, tại Hội thảo này, các chuyên gia của Hải quan Nhật Bản chia sẻ cởi mở kinh nghiệm của mình, hy vọng Luật Hải quan sửa đổi lần này sẽ tạo đà cho sự phát triển kinh tế, đầu tư thương mại của Việt Nam trong 20 năm tới…

Hội Thảo đã được nghe Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Vũ Ngọc Anh trình bày về những nội dung mới được quy định tại dự thảo Luật Hải quan sửa đổi.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận tập trung vào 3 nhóm vấn đề lớn:

Nhóm vấn đề thứ nhất, liên quan đến luật hoá các cam kết quốc tế đáp ứng yêu cầu hội nhập. Cụ thể, bàn tập trung vào các vấn đề: Địa điểm làm thủ tục hải quan; Xác định xuất xứ hàng hóa; Xác định mã số, trị giá hải quan, xác nhận xuất xứ đối với hàng hoá XNK trước khi làm thủ tục XNK; Giải phóng hàng; Trị giá hải quan.

Nhóm vấn đề thứ hailà các vấn đề về cải cách thủ tục hải quan, hiện đại hoá quản lý hải quan, tạo thuận lợi cho hoạt động XNK. Cụ thể các vấn đề: Áp dụng đầy đủ nguyên tắc quản lý rủi ro trong kiểm tra, giám sát hải quan; Đại lý làm thủ tục hải quan; Hồ sơ hải quan, thời hạn cơ quan Hải quan làm thủ tục hải quan; Phân loại hàng hóa; Khai hải quan, thời hạn nộp hồ sơ hải quan; Kiểm tra hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan; Tạo cơ sở pháp lý để thực hiện thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo cơ chế một cửa; Chế độ ưu tiên đối với DN; Chuẩn hóa thủ tục hải quan đối với loại hình hàng hoá XNK; Thông tin hải quan.

Nhóm vấn đề thứ balà vấn đề nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý hải quan; tăng cường công tác bảo vệ an ninh quốc gia và an ninh kinh tế nhằm phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, gian lận thương mại.

Nhóm vấn đề này tập trung ở các nội dung chính: Bổ sung trách nhiệm của cơ quan Hải quan trong hoạt động hợp tác quốc tế về hải quan; về địa bàn hoạt động hải quan; kiện toàn hệ thống tổ chức hải quan; giám sát hải quan; kiểm tra sau thông quan; tăng cường hoạt động của cơ quan Hải quan trong thanh tra, phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; quy định rõ quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan trong lĩnh vực hải quan.

Tại mỗi nội dung, các chuyên gia của Hải quan Nhật Bản đã so sánh, phân tích giữa những quy định của Hải quan Việt Nam và Hải quan Nhật Bản, cũng như các quy định của hải quan quốc tế, đồng thời, các chuyên gia này cũng đưa ra những gợi ý cho hoạt động của Hải quan Việt Nam...

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đưa ra những tình huống cần xử lý từ vướng mắc trong thực tế hoạt động của Hải quan Việt Nam, những vấn đề này đã được các chuyên gia của Hải quan Nhật Bản trả lời dưới góc độ xử lý tình huống của Hải quan Nhật Bản.

Thu Trang