Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình trình bày báo cáo. |
Tiếp tục phiên họp thứ ba,ânnguyệnnêulạivụviệctốcáoCôngtyThuậnPhongsảnxuấtkinhdoanhphânbóngiảbóng đá sáng nay chiều 21/9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo tình hình giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri; kết quả tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội trong tháng 8/2021.
Cử tri kiến nghị nhiều vấn đề liên quan đến Covid - 19
Trưởng Ban Dân nguyện của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, ông Dương Thanh Bình cho biết, sau kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá XV, cử tri nêu nhiều phản ánh, kiến nghị về các vấn đề cụ thể.
Như, đề nghị giao Bộ Y tế, Sở Y tế làm đầu mối thực hiện đấu thầutập trung trong việc mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị, phương tiện y tế phục vụ phòng chống dịch thay vì giao cho các bệnh viện thực hiện như hiện nay, bởi các các bệnh viện không đủ nhân lực để thực hiện nhiệm vụ trên do phải tập trung nguồn lực vào công tác khám, chữa bệnh.
Cử tri đề nghị cần có giải pháp hỗ trợ, khuyến khích, động viên về cả vật chất và tinh thần cho các y bác sỹ, nhân viên y tế bị lây nhiễm Covid-19 trong khi thực hiện nhiệm vụ; sớm có giải pháp kịp thời tháo gỡ vướng mắc về thủ tục hành chính trong thanh toán bảo hiểm y tế đối với các trường hợp bệnh nhân được bảo hiểm y tế chi trả do các bệnh viện dã chiến mới được thành lập, cơ sở vật chất, nhân lực không đáp ứng đủ để thực hiện các quy định hiện hành về khám, chữa bệnh, cấp phát thuốc cho bệnh nhân như trong điều kiện bình thường.
Với Bộ Giao thông Vận tải, đề nghị của cử tri là sớm ban hành hướng dẫn quy định về vận tải trong thời gian giãn cách do dịch Covid-19 để thống nhất thực hiện tại các địa phương, bởi một số quy định hiện hành chưa phù hợp với thực tiễn và thiếu nên dẫn đến việc ách tắc lưu thông hàng hóa .
Cử tri cũng kiến nghị Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có hướng dẫn cụ thể hơn đối với các địa phương về công tác dạy và học năm học 2021–2022 và các năm học tiếp theo để thích ứng với tình hình dịch bệnh hiện nay. Sớm có kế hoạch thực hiện tiêm vaccine cho trẻ em vì hiện nay số lượng trẻ em nhiễm Covid-19 ngày càng tăng. Trước mắt cần khẩn trương có kế hoạch tiêm vaccine cho trẻ em dưới 18 tuổi để các cháu có thể đến trường vào học kỳ 2 năm học 2021-2022.
Cử tri phản ánh tình hình tội phạm lợi dụng đại dịch Covid-19 để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của công dân thông qua việc bán hàng giả là thuốc chữa bệnh và các vật tư, y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch về Covid-19 có xu hướng gia tăng và gây ảnh hưởng lớn đến tính mạng, sức khỏe của nhân dân, đến hiệu quả công tác phòng, chống dịch. Đề nghị Bộ Công an tăng cường các biện pháp đấu tranh, xử lý nghiêm đối với các đối tượng này.
Nhiều vụ việc nổi cộm, phức tạp, kéo dài
Về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cử tri, ông Bình cho biết có một số thông tin, phản ánh của dư luận xã hội đã được các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội nghiên cứu, xử lý và phản ánh đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý kịp thời thông tin phục vụ công tác quản lý, điều hành.
Như Ủy ban Pháp luật đã kịp thời nghiên cứu, đánh giá và báo cáo Tổ công tác thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành văn bản quy định về cấp giấy đi đường, phân vùng dịch ở Hà Nội trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 của UBND TP. Hà Nội chưa phù hợp với quy định của pháp luật.
Việc ban hành văn bản của Bộ Y tế về việc thu hồi giấy phép hành nghề của y, bác sỹ không thực hiện nhiệm vụ chưa phù hợp với quy định của Luật Khám chữa bệnh. Cơ quan của Quốc hội cũng đã có ý kiến về việc tiêm trộn 2 loại vaccine ở Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam trước khi có hướng dẫn của Bộ Y tế.
Tại báo cáo, Ban Dân nguyện đề xuất giải pháp xử lý về 2 vụ việc nổi cộm, phức tạp, kéo dài, có vướng mắc về chính sách, pháp luật, trong đó có vụ việc tố cáo Công ty Thuận Phong ở Đồng Nai có hành vi sản xuất, kinh doanh phân bón giả.
Đây là vụ việc phức tạp, kéo dài phát sinh từ tháng 4/2015 do Đoàn công tác của Ban chỉ đạo 389 Quốc gia tiến hành kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón của Công ty Thuận Phong và đã được chuyển giao cho Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai để thụ lý theo quy định nhưng do có vướng mắc trong việc thực hiện giám định nên cơ quan điều tra chưa có sơ sở để khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo quy định.
Nhấn mạnh đây là một vụ việc nhận được rất nhiều sự quan tâm của các vị đại biểu Quốc hội khóa XIV và dư luận xã hội, Ban Dân nguyện đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Ủy ban Tư pháp chủ trì, phối hợp với Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường và các cơ quan hữu quan làm rõ các nội dung còn vướng mắc trong việc giải quyết tin báo, tin tố giác tội phạm đối với Công ty Thuận Phong theo quy định của pháp luật.
Đề xuất này nhận được sự đồng tình của các ý kiến tại phiên thảo luận.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý rà soát thêm các vụ việc nổi cộm, tồn đọng phức tạp kéo dài, có báo cáo cụ thể rõ ràng, lập hồ sơ và hàng tháng báo cáo tiến độ giải quyết.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị nêu rõ địa chỉ các cơ quan làm tốt, chưa tốt, lý do vì sao chưa tốt trong giải quyết khiếu nại tố cáo, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương yêu cầu.