发布时间:2025-01-11 14:01:52 来源:Empire777 作者:La liga
Chuyển hướng bất ngờ
Vừa nhờ ủng hộ, "ủn mông" của bạn bè, vừa tìm cách giải khuây, anh Trọng Hiếu đã mua vé tham dự nhiều chương trình. Đây cũng là cơ duyên đưa anh tiếp cận nghề tổ chức sự kiện.
Anh chia sẻ: "Tôi thấy rất thú vị khi chứng kiến quá trình chuẩn bị cho một sự kiện. Cùng với đó, khi thấy những cái ôm, giọt nước mắt của bạn bè trong giới khi kết thúc chương trình, tôi nhận ra đây chính là thế giới của mình".
Từ đó, anh mày mò, học về công việc này tại một trường cao đẳng trên địa bàn TPHCM. Cùng với đó còn vô khối những khóa học thêm về mảng tổ chức sự kiện.
Khi bắt đầu công việc lập kế hoạch tổ chức sự kiện, anh không ngừng phải tư duy, sáng tạo và đổi mới. Bởi thực tế, ngay cả những ý tưởng hay, đối tác lại có thể phản hồi "bản kế hoạch không phù hợp", phải làm đi làm lại.
Kể về kỉ niệm đáng nhớ nhất kể từ khi làm nghề, anh Hiếu nói bản thân từng phải sáng tác 14 bài thơ cho đêm nhạc tổ chức ở TPHCM. 14 bài thơ này là phần để người dẫn chương trình bắt vào các ca khúc thay vì giới thiệu tên bài hát, ca sĩ biểu diễn.
"Đề bài" đặc biệt... khoai đó của khách hàng, anh Hiếu đã xử lý được một cách ngoạn mục.
Qua nhiều thử thách, anh Hiếu khái quát, công việc linh hoạt, tính sáng tạo cao này luôn có sức hấp dẫn đối với nhân sự trẻ. Song thực tế, không ít người đã "vỡ mộng" ngay khi mới chập chững vào nghề.
Với việc lập kế hoạch tổ chức sự kiện, anh Hiếu cho rằng, nhiều người bị cuốn hút bởi sự vui vẻ, năng động thể hiện ra ngoài. Đó thực sự là "bề nổi của tảng băng chìm".
"Khi bước chân vào nghề để, có thể đứng vững trên "phần nổi" đó, người làm nghề phải bơi, ngoi ngóp từ dưới đáy tảng băng lên. 7 phần chìm không nhìn thấy đó là cả quá trình chật vật với đủ thứ đầu việc phải xử lý", anh Hiếu nói một cách hình tượng.
Từ thực tế trải nghiệm với nghề, anh chỉ ra vô số những rủi ro đã gặp phải. Đáng nhớ là lần mạnh dạn nhận lên kế hoạch tổ chức tiệc cuối năm trọn gói cho 500 khách. Do chưa tìm hiểu kỹ lưỡng về số liệu, thuế, anh Hiếu gặp rắc rối, tất toán xong rồi mà phải bù lỗ 40 triệu đồng.
Song nhờ sự hỗ trợ của đồng nghiệp, những rắc rối đó đã được giải quyết và sự kiện diễn ra suôn sẻ, tốt đẹp. Đây cũng là dự án giúp anh "lên hạng", có thu nhập "khủng" kể từ khi theo đuổi nghề này.
"Cày" 12-16 giờ/ngày khi... bật chế độ kiếm tiền
Từng gắn bó với một công ty về tổ chức sự kiện 6 năm, chị Mai Phương Anh (ở TPHCM) sau đó nhận ra bản thân không còn phù hợp môi trườngcông sở, muốn chuyển hướng làm tự do.
Sau vài năm mở rộng mối quan hệ, chị đã học cách chủ động tìm kiếm công việc và cũng có khách hàng chủ động liên hệ với chị, đặt hàng dự án.
Mặc dù làm tự do, chị Mai Phương Anh cho rằng, nghề này đòi hỏi tự tuân thủ kế hoạch nghiêm ngặt, sắp xếp khoa học, hiệu quả, nếu không sẽ dễ dẫn đến trạng thái mệt mỏi và chán chường.
Chị thường tự hỏi mình "lúc này mình muốn gì? Cần gì?". Khi bật chế độ "kiếm tiền", chị làm việc với cường độ cao 12-16 giờ/ngày.
Còn khi ở chế độ "tri thức", chị làm ít hơn, khoảng 6 tiếng/ngày để dành thời gian học tập và đọc sách.
Giai đoạn "chữa lành", chị không nhận dự án, dành toàn bộ thời gian cho bản thân.
Tuy nhiên, theo chị, người làm nghề này luôn phải sẵn sàng cho các tình huống phát sinh do tính chất ngành sự kiện để đảm bảo chất lượng và tiến độ dự án.
Mỗi dự án nhận về, chị xem xét tính chất, loại hình và quy mô sự kiện để tính thời gian vận hành. Thông thường, các dự án kéo dài 2-3 tháng, chị làm việc online. Sau đó, chị đến trực tiếp vào ngày tổng duyệt và ngày sự kiện chính diễn ra.
Với những sự kiện gấp, người có nghề có thể hoàn thành chỉ trong 2 tuần nhưng cũng có dự án cần "thai nghén" tính bằng năm.
Nói về cách định giá dịch vụ, chị nêu nguyên tắc, giá thành đi đôi với chất lượng. "Tôi định giá dịch vụ dựa trên yêu cầu, mục đích sự kiện và yếu tố thời gian", nữ nhân viên tổ chức sự kiện đúc rút.
Cam Ly
相关文章
随便看看