Nâng tầm đô thị bằng quy hoạch bền vững Nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển thủ đô Hà Nội TS Cao Viết Sinh,ạchThủđôTậptrungtrụcpháttriểkeo bong da so 88 nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Định hình không gian phát triển quốc gia Công tác quy hoạch đô thị tạo nên sự đột phá, thúc đẩy đô thị hóa Đối mặt nhiều khó khăn, doanh nghiệp Thủ đô cần thêm động lực phát triển |
6 trụ cột phát triển Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải, trong giai đoạn 2022-2023, cùng với việc ban hành các chương trình hành động, kế hoạch triển khai tổ chức thực hiện, TP Hà Nội đang triển khai rất nhiều công việc nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 15-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó có công tác lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đến nay, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, cơ quan được TP giao lập Quy hoạch Thủ đô đã phối hợp với Liên danh tư vấn nghiên cứu (7 liên danh) hoàn thành dự thảo 1 quy hoạch, chuẩn bị thực hiện các bước xin ý kiến đối với quy hoạch theo quy định Phát biểu tại hội thảo “Định hướng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”, GS.TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân, đại diện đơn vị đứng đầu liên danh tư vấn lập đề án Quy hoạch Thủ đô Hà Nội cho biết, 5 quan điểm phát triển Thủ đô Hà Nội được các đơn vị tư vấn lập quy hoạch đưa ra, trong đó quan điểm hàng đầu là phát triển Thủ đô nhanh, bền vững, sáng tạo, bao trùm; tạo dựng hình ảnh, vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Trong 5 khâu đột phá đưa ra, ngoài những "trụ cột" cơ bản về thể chế, quản trị; hạ tầng kết nối và nguồn lực, các đơn vị tư vấn đề xuất thêm 2 thành tố: đô thị và dịch vụ bất động sản; môi trường và cảnh quan. Với 3 kịch bản phát triển kinh tế đưa ra, theo đề án, cơ cấu kinh tế Hà Nội trong tương lai vẫn xác định phát triển dịch vụ là chính. Đây sẽ là khu vực tạo ra trụ cột chính đóng góp phần lớn cho sự phát triển của Hà Nội, trong đó gồm dịch vụ đô thị, logistics, di sản văn hoá, tài chính ngân hàng và dịch vụ bất động sản. Chia sẻ về những trụ cột phát triển Thủ đô, GS.TS Hoàng Văn Cường cho hay, 6 trụ cột phát triển Thủ đô gồm: TP toàn cầu, văn hiến, văn minh, hiện đại; thể chế và năng lực quản trị, văn hoá và di sản; đô thị xanh, kinh tế tuần hoàn; hạ tầng giao thông vận tải hiện đại; xã hội số đô thị thông minh, kinh tế số; khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, việc làm. Đề án cũng đã đưa ra phương án phát triển cụ thể đối với các lĩnh vực kinh tế, định hướng quy hoạch giáo dục, y tế; quy hoạch không gian văn hoá - thể thao và du lịch; phương án phát triển hạ tầng giao thông; phương án quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn; tái thiết đô thị theo mô hình TOD; tái thiết đô thị theo mô hình tái điều chỉnh đất; mô hình mở rộng ngoài đô thị trung tâm; phương án quy hoạch phát triển nông thôn… đồng thời nêu 5 khuyến nghị về các cơ chế, chính sách thực hiện quy hoạch. Trong đó khuyến nghị đầu tiên khuyến khích người dân di dời chỗ ở, các trường đại học, bệnh viện giảm tải cho khu vực nội đô; khuyến khích đầu tư tư nhân, đầu tư khoa học công nghệ; cơ chế đối với nông nghiệp Thủ đô và sử dụng mặt nước, bãi ven sông. Khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế Về tổ chức không gian phát triển, theo các chuyên gia, cần định hướng nghiên cứu các nội dung như 2 TP trực thuộc Thủ đô: TP tại khu vực phía Bắc (vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và TP phía Tây (vùng Hòa Lạc, Xuân Mai). Nhất là, 3 tuyến hành lang kinh tế gồm: Hành lang (Côn Minh, Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; hành lang Điện Biên - Sơn La - Hòa Bình - Hà Nội; hành lang Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Bắc Giang - Bắc Ninh - Hà Nội. Cùng với đó là 4 không gian chú trọng phát triển: không gian số (môi trường quan trọng trong thời đại mới); không gian văn hóa (mở rộng không gian để khai thác hiệu quả các di sản phục vụ phát triển Thủ đô); không gian ngầm; không gian công cộng, chú trọng không gian xanh, đặc biệt là mặt nước sông, hồ. Và 5 trục phát triển quan trọng gồm: trục sông Hồng (là trục xanh, cảnh quan trung tâm, phát triển đô thị hài hòa hai bên sông); trục Hồ Tây - Ba Vì kết nối giữa đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh (là trục giao thông đối ngoại, hướng tâm, tạo chuỗi đô thị xanh, hiện đại) và trục Nhật Tân - Nội Bài (trục đô thị thông minh - đối ngoại); trục liên kết phía Nam (trục liên kết vùng) và trục Hồ Tây - Cổ Loa (trục không gian văn hóa). Cho ý kiến về vấn đề này, ông Lê Ngọc Anh, Thành ủy viên, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội nhấn mạnh, cần phát huy, khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế, tạo bước chuyển có tính đột phá trong huy động sức mạnh tổng hợp của Thủ đô, kết hợp với nguồn lực của trong nước và nguồn lực quốc tế. Khơi dậy khát vọng phát triển Thủ đô sánh ngang với Thủ đô các nước trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời, phát triển bao trùm, nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và phát triển kinh tế tuần hoàn, là vùng động lực phát triển, 1 trong 2 cực tăng trưởng của vùng và cả nước, có sức lan tỏa mạnh để thúc đẩy vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển. Kết hợp hài hòa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại. |