当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【chung kết cúp c3 châu âu】Quyết tâm bảo vệ vùng ngọt hoá

Báo Cà MauVùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời có hệ sinh thái đa dạng, rất phù hợp cho việc áp dụng các mô hình đa canh kết hợp. Vì vậy, thời gian qua các ngành liên quan tập trung đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuất và quyết tâm bảo vệ ngọt hoá.

Vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời có hệ sinh thái đa dạng, rất phù hợp cho việc áp dụng các mô hình đa canh kết hợp. Vì vậy, thời gian qua các ngành liên quan tập trung đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuất và quyết tâm bảo vệ ngọt hoá.

Huyện Trần Văn Thời có diện tích tự nhiên hơn 50.000 ha, với thế mạnh phát triển kinh tế từ sản xuất lúa 2 vụ, trồng hoa màu và nuôi các loài thuỷ sản nước ngọt.

Nhằm giúp người dân vùng ngọt hoá từng bước ổn định sản xuất và tăng thêm thu nhập, thời gian qua, các ngành liên quan từ Trung ương đến địa phương tập trung đầu tư xây dựng các cống thuỷ lợi nằm trên tuyến đê biển Tây và dọc theo tuyến lộ Tắc Thủ - Sông Ðốc để ngăn mặn, giữ ngọt bảo vệ sản xuất.

Cống ngăn mặn ấp Tham Trơi, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời.             Ảnh: CHÍ THANH

Nhờ có hệ thống thuỷ lợi đảm bảo nên những năm qua tình hình sản xuất của người dân khá ổn định, khắc phục kịp thời tình trạng bị ngập úng vào mùa mưa và chống xâm nhập mặn vào mùa khô.

Ông Lê Minh Ðương, ở ấp Công Nghiệp A, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, cho biết: Trước kia, vào mùa khô, nước mặn thường xâm nhập vào vùng ngọt, gây ảnh hưởng đến sản xuất của người dân, nhất là những hộ trồng hoa màu. Từ khi xây dựng các cống thuỷ lợi ngăn mặn, giữ ngọt thì nước mặn không còn vào được nữa nên bà con trồng hoa màu quanh năm.

Do huyện Trần Văn Thời có tuyến đê biển Tây dài hơn 36 km, đi qua địa bàn 4 xã và 1 thị trấn, với nhiều cống, đập lớn nhỏ, nguy cơ bị nhiễm mặn cao nên được các ngành chuyên môn đặc biệt quan tâm. Hiện tại, mực nước dưới các sông rạch trong vùng ngọt thấp hơn phía bên ngoài từ 50-70 cm, nhưng công tác ngăn mặn, giữ ngọt tại các cống, đập vẫn đảm bảo, không bị rò rỉ.

Ông Phan Minh Giám, Trưởng Trạm Quản lý đê điều huyện Trần Văn Thời, cho biết: “Theo nhận định của ngành chuyên môn, mùa khô năm nay sẽ kéo dài hơn mọi năm nên nguy cơ bị nước mặn xâm thực rất cao. Vì vậy, ngoài việc gia cố và chống rò rỉ tại các cống thuỷ lợi theo định kỳ, chúng tôi còn phân công lực lượng trực thường xuyên theo dõi độ mặn tại các cửa cống phía bên trong vùng ngọt để xử lý kịp thời khi xảy ra tình trạng xâm nhập mặn”.

Ngoài tuyến đê biển Tây, huyện Trần Văn Thời còn chỉ đạo các xã, thị trấn thường xuyên theo dõi các công trình thuỷ lợi nằm trên tuyến lộ Tắc Thủ - Sông Ðốc và các cống, đập nằm giáp ranh với huyện U Minh; tuyên truyền, vận động người dân không được tự ý đưa nước mặn vào vùng ngọt để nuôi tôm và nuôi các loài thuỷ sản khác.

Nhờ quyết tâm bảo vệ vùng ngọt hoá nên hiện tại nguồn nước trong các sông rạch vẫn đảm bảo cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuất, không xảy ra tình trạng thiếu nước tưới như những năm trước đây. Ông Phan Minh Giám cho biết thêm, theo kế hoạch, năm 2015, huyện Trần Văn Thời sẽ nâng cấp tuyến đê biển Tây đoạn từ cửa Sông Ðốc đến cửa Ðá Bạc, với chiều dài hơn 15 km. Khi hoàn thành, công trình này không chỉ đảm bảo cho việc ngăn mặn, giữ ngọt trên tuyến đê biển Tây mà còn tăng lượng nước tưới dự trữ cho phía bên trong vùng ngọt hoá./.

Anh Quốc

分享到: