您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【kết quả independiente】Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng 正文
时间:2025-01-11 08:39:34 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh
2 nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số năm 2024 của ngành Hải quan Tập trung thực hiện các nhiệm vụ t kết quả independiente
2 nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số năm 2024 của ngành Hải quan Tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm để hoàn thành nhiệm vụ tài chính ngân sách 2024 Chuyển đổi số,ểnđổisốtronglĩnhvựctàichínhlànhiệmvụcấpbáchquantrọkết quả independiente chuyển đổi xanh là nhiệm vụ cấp bách của doanh nghiệp cảng biển |
Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng phát biểu khai mạc Hội thảo. |
Chuyển đổi số tập trung vào 3 vấn đề chính: thể chế, công nghệ và con người
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng cho biết, trong thời gian qua, ngành Tài chính đã thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trong các lĩnh vực, đạt nhiều kết quả tích cực, mang lại hiệu quả cho toàn xã hội, góp phần rút ngắn thời gian làm thủ tục thuế, hải quan, kho bạc, chứng khoán... giảm thiểu giấy tờ, thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, người dân.
Hội thảo với chủ đề “Đổi mới quy trình nghiệp vụ và hệ thống thông tin ngành Tài chính trong kỷ nguyên số” khẳng định sự quyết tâm của ngành Tài chính trong việc tiếp tục triển khai hiệu quả các nhiệm vụ tại Kế hoạch chuyển đổi số ngành Tài chính và Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ.
Nhấn mạnh chuyển đổi số đã xuất hiện ở mọi mặt trong đời sống, kinh tế, xã hội, Thứ trưởng cho biết, chuyển đổi số hiện nay là việc phải làm ngay để đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước khi bước vào kỷ nguyên mới theo đúng tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: “Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới”.
“Với vai trò 'huyết mạch' của nền kinh tế, chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính ngân sách là một nhiệm vụ cấp bách, quan trọng cần tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt, hiệu quả. Trong đó, ngành Tài chính tập trung vào 3 vấn đề chính: thể chế, công nghệ và con người, trong đó thể chế đi trước, công nghệ, con người là nền tảng tạo tiền đề để phát triển”, Thứ trưởng khẳng định.
Quang cảnh Hội thảo |
Về thể chế, ngành Tài chính tập trung vào việc rà soát, cập nhật, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách trong các lĩnh vực trọng tâm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính để làm cơ sở cho việc chuyển đổi số tại Bộ Tài chính.
Về công nghệ, tập trung nâng cao năng lực hạ tầng số, hoàn thiện dữ liệu số, đẩy mạnh phát triển các ứng dụng, dịch vụ số, an toàn, an ninh mạng; tăng cường triển khai, thử nghiệm các công nghệ mới như AI, Bigdata,.. nhằm phục vụ các hoạt động chuyên ngành cốt lõi và các hoạt động phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Về nhân lực, khẳng định đây là vấn đề hết sức quan trọng, cốt lõi, Thứ trưởng cho biết ngành Tài chính chú trọng vào việc nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm với tinh thần quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt trong quá trình chuyển đổi số của toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức ngành Tài chính.
Thu NSNN tích cực nhờ đóng góp của chuyển đổi số
Vừa qua, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 837/QĐ-BTC ngày 15/4/2024 về kế hoạch chuyển đổi số năm 2024 nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đã được phê duyệt tại Quyết định số 1484/QĐ-BTC ngày 27/7/2022 về việc phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Tài chính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Trong đó, kế hoạch chuyển đổi số ngành Tài chính đảm bảo 4 mục tiêu: cung cấp các dịch vụ tài chính số chất lượng phục vụ xã hội; vận hành tối ưu các hoạt động của Bộ Tài chính; huy động rộng rãi sự tham gia của xã hội; các mục tiêu phát sinh do Bộ Chính trị, Chính phủ giao trong các năm tiếp theo.
Chia sẻ về những kết quả tích cực trong chuyển đổi số ngành Tài chính, đặc biệt là ở các lĩnh vực trọng tâm như thuế, hải quan, kho bạc.., TS. Nguyễn Như Quỳnh, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính cho biết, trong lĩnh vực thuế, thời gian qua, mặc dù đã triển khai các gói giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp với quy mô lớn song tổng thu NSNN vẫn có những kết quả tích cực, một phần quan trọng là do đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng CNTT trong quản lý thu NSNN. Ước bình quân giai đoạn 2021-2023, tổng thu NSNN đạt 18,4% GDP điều chỉnh, cao hơn mục tiêu tại Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội (16% GDP).
Về khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế điện tử, đã có trên 99% doanh nghiệp trên toàn quốc đã sử dụng dịch vụ khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế điện tử. Các kênh giao tiếp được mở rộng thêm nhằm hỗ trợ tra cứu thông tin nghĩa vụ thuế, khai thuế, nộp thuế mọi lúc, mọi nơi tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Đối với ngành Hải quan, TS. Nguyễn Như Quỳnh cho biết, với kim ngạch xuất, nhập khẩu ngày càng tăng trưởng cùng với việc Việt Nam hợp tác thương mại với nhiều quốc gia hơn và trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu, hệ thống CNTT, cơ sở hạ tầng của ngành Hải quan đóng vai trò quan trọng, phải đảm bảo không có sai sót để hoạt động xuất, nhập khẩu thông suốt, liên tục.
Về dịch vụ công trực tuyến, tổng số thủ tục hành chính (TTHC) hải quan là 225, trong đó có 214 thủ tục do cơ quan Hải quan thực hiện gồm 132 TTHC được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình; 61 TTHC được cung cấp dịch vụ công trực tuyến một phần; 21 TTHC được cung cấp thông tin trực tuyến.
Về định hướng giải pháp chuyển đổi số trong ngành Tài chính đến năm 2030, TS. Nguyễn Như Quỳnh cho biết, để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số ngành Tài chính đến năm 2030, phù hợp yêu cầu chuyển đổi số quốc gia, ngành Tài chính đặt ra các giải pháp trọng tâm.
Theo đó, tập trung hướng đến nền tài chính số hoạt động an toàn trên môi trường số; phát triển Bộ Tài chính số một cách tổng thể, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, có giải pháp, cách làm đột phá, mang tính khác biệt, để cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu phát triển Bộ Tài chính điện tử và hình thành Bộ Tài chính số vào năm 2025.
Cùng với đó, định hướng mở để người dân, doanh nghiệp và tổ chức khác tham gia một cách phù hợp vào hoạt động của Bộ Tài chính; phát triển các nền tảng theo hướng cung cấp dịch vụ đồng bộ, thông suốt các cấp hành chính để có thể sử dụng tại mọi nơi.
Trong khuôn khổ Hội thảo - Triển lãm về tài chính số trong quản lý Ngân sách Nhà nước năm 2024 (VDF 2024), Bộ Tài chính tổ chức triển lãm về các kết quả ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính nói chung và chứng khoán nói riêng. Bên cạnh đó là các gian hàng của các đơn vị với các sản phẩm, giải pháp công nghệ mới nhất của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cũng như các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, dữ liệu lớn và đặc biệt là các công nghệ bảo mật dữ liệu. |
Lai Châu thúc đẩy hình thành liên doanh sản xuất chè sang UAE2025-01-11 08:27
Những ‘ngọn lửa’ shipper ấm lòng dân trong giãn cách2025-01-11 07:28
Từ 1/7: 11 thủ tục được giải quyết khi mở rộng NSW cảng biển2025-01-11 07:24
Chỉ chấm dứt cưỡng chế khi đã nộp đủ tiền nợ thuế2025-01-11 07:18
Hàng vạn du khách chen chân xem lễ hội chọi trâu Đồ Sơn2025-01-11 07:14
Hà Tĩnh báo cáo Thủ tướng về dự án Formosa2025-01-11 07:11
EVN đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, nâng chất lượng dịch vụ giữa dịch Covid2025-01-11 07:03
Nhập khẩu ôtô hồi phục chờ “ngày mùa”2025-01-11 06:59
Bộ Công Thương bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Pháp chế2025-01-11 06:28
Lót ổ để 'chim sẻ' lớn nhanh thành 'đại bàng'2025-01-11 06:24
Chính sách tiền tệ vượt thách thức, đón chu kỳ tăng trưởng cao2025-01-11 08:04
Việt Nam chi 59 triệu USD nhập khẩu xe ô tô trong tuần qua2025-01-11 07:56
Đắk Lắk: Tuyên dương 292 tổ chức, cá nhân nộp thuế tốt2025-01-11 07:51
10 tháng, EVN mua điện tăng 8,79%2025-01-11 07:47
Đà Nẵng chỉ đạo kiểm tra vụ nhân viên pháp y cản xe chở thi thể về quê2025-01-11 07:40
Giá gạo xuất khẩu thấp nhất trong 2 năm2025-01-11 07:29
Nam Định: 6 tháng thu nội địa đạt 64% dự toán2025-01-11 07:17
Không khai báo theo kết quả phân tích của công ty khác2025-01-11 07:06
Nokia Networks bắt tay Vinaphone tăng cường phạm vi và tốc độ mạng2025-01-11 06:52
Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh: Thu hơn 2.698 tỷ đồng qua thanh, kiểm tra2025-01-11 06:18