Như vậy,àntấtviệcmualạihơntriệucổphiếuquỹnhận định brentford với việc hoàn tất giao dịch lần này, tổng số lượng cổ phiếu quỹ của MSN đã lên 109.899.932 cổ phiếu, tương đương 9,50% vốn điều lệ. Theo thông tin từ MSN, ban lãnh đạo tập đoàn này có cơ sở tin rằng, chương trình mua lại cổ phiểu quỹ sẽ giúp gia tăng lợi nhuận tương lai cho các cổ đông. Cùng với đó, việc mua lại cổ phiếu sẽ mang lại sự linh hoạt cho kế hoạch huy động vốn tăng trưởng trong khi hạn chế tối đa việc pha loãng cổ phiếu của các cổ đông hiện hữu. Nhiều lĩnh vực trụ cột từ các công ty thành viên của MSN được dự báo sẽ tăng trưởng tích cực. Theo đó, Công ty Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) đã hoàn tất chuyển đổi nền tảng vận hành, các sáng kiến và tập trung xây dựng thương hiệu mạnh thay vì đầu tư vào các hoạt động khuyến mãi. Mức tồn kho tại hệ thống phân phối đã trở về mức tương đương của năm 2010 và 2011 và tiềm năng tăng trưởng sẽ đạt mức hai chữ số từ quý I/2018. Kết quả quý III/2017 cho thấy sự phục hồi trong những ngành hàng chủ chốt từ các trụ cột tăng trưởng chính như bia, nước tăng lực và các sản phẩm từ thịt. Công ty Masan Nutri-Science làm giảm kết quả tài chính hợp nhất của công ty trong năm 2017 do thị trường chăn nuôi heo trải qua đợt khủng hoảng sâu rộng và kéo dài. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán, đặc biệt là thịt heo sẽ giúp cân bằng cung cầu và phục hồi thị trường. Theo dự báo của MSN, lợi nhuận của lĩnh vực này sẽ tăng trưởng trở lại trong năm 2018 do thị phần thức ăn cho heo đã tăng từ 30% lên gần 50%. Ngoài ra, hai nguồn thu lớn khác của MSN là khoản đầu tư vào Techcombank và Công ty Tài nguyên Masan (Masan Resources) sẽ tiếp tục duy trì tăng trưởng và đạt hiệu quả cao. Hiện tại, giá vonfram đang tăng hơn 50% so với cùng kỳ 2016. Mặc dù vậy, các yếu tố này chưa được phản ánh hoàn toàn trong giá trị thị trường của Masan./. Duy Thái |