Ngân hàng Agribank thông báo đấu giá hai tài sản gồm: Quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở,Đạihạgiátàisảncủasiêulừatrongloạtđạiánngânhàket qua bong da vdqg uc diện tích 784,7 m2, tại 258 Kinh Dương Vương, KP4, Phường An Lạc A, Quận Bình Tân, TP.HCM; quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, diện tích 149,1m2, tại 256A (số cũ 82/1) Kinh Dương Vương, KP4, Phường An Lạc A, Quận Bình Tân, TP.HCM.
Cả hai đều là tài sản bảo đảm cho khoản vay của Công ty TNHH Cửu Long Phát, theo Hợp đồng thế chấp tài sản số giữa Công ty TNHH Cửu Long Phát và Agribank Chi nhánh 6 vào năm 2008.
Mức giá khởi điểm cho hai tài sản trên là 63,235 tỷ đồng, giảm hơn 60% so với mức giá khởi điểm của lần rao bán đầu tiên hồi giữa năm 2021. Trước đó, Agribank đã 4 lần rao bán tài sản này.
Tài sản được bán đấu giá theo nguyên trạng (bao gồm nguyên trạng tài sản, tình trạng pháp lý và các rủi ro tiềm ẩn) và theo phương thức “có sao bán vậy”. Người tham gia đấu giá tài sản xem xét tài sản, tự xác định chất lượng, số lượng, tình trạng pháp lý của tài sản theo hiện trạng thực tế. Trường hợp tài sản chưa hoàn thiện pháp lý, người mua tài sản đấu giá có trách nhiệm tự liên hệ với chủ sở hữu tài sản (cũ) và các cơ quan, đơn vị có chức năng hoàn thiện hồ sơ pháp lý, thực hiện thủ tục sang tên, chuyển quyền sở hữu.
Điều đáng nói, chủ cũ của tài sản này là ông Dương Thanh Cường, Công ty TNHH Cửu Long Phát, đang trong quá trình thụ án tù.
Vụ án doanh nghiệp Cửu Long Phát của “siêu lừa” Dương Thanh Cường tại ngân hàng đã làm thiệt hại của nhà nước số tiền lên đến hơn 1.127 tỷ đồng và loạt sếp lớn tại ngân hàng phải chịu án.
Sau nhiều cấp xét xử, năm 2016 Dương Thanh Cường (nguyên TGĐ Công ty TNHH Cửu Long Phát) bị tòa án cấp phúc thẩm tuyên án chung thân và phải bồi thường cho Agribank Chi nhánh 6 hơn 1.127 tỷ đồng (cả gốc và lãi).
Năm 2020 “siêu lừa” Dương Thanh Cường còn bị TAND cấp cao tại TP.HCM tuyên phạt tăng án từ 16 lên 18 năm tù về tội “lừa đảo hiếm đoạt tài sản” gây thiệt hại cho Sacombank 505 tỷ đồng trong vụ án liên quan đến Trầm Bê.
Trong vụ án này, ông Trầm Bê và các bị cáo nguyên là cán bộ Ngân hàng Phương Nam biết rõ Công ty Bình Phát của Cường không đủ điều kiện được cấp tín dụng nhưng vẫn đề xuất cho vay, phê duyệt cho vay, dẫn đến việc Ngân hàng Phương Nam (trước khi sáp nhập vào Sacombank) bị thiệt hại 505 tỷ đồng. Vụ việc này khiến ông Trầm Bê bị liên lụy bằng bản án 7 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.
Trước đó, năm 1996, TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phạt Dương Thanh Cường 20 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa”, “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa”, “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của công dân”, “Trốn thuế”. Cùng thời điểm đó, Cường còn bị TAND tỉnh Tiền Giang tuyên phạt 10 năm tù về tội “Đưa hối lộ”.