【frankfurt – bochum】Đảm bảo nguồn cung heo sạch cho thị trường

作者:Cúp C2 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 19:50:43 评论数:

Ngoài nỗ lực kiểm soát,Đảmbảonguồncungheosạchchothịtrườfrankfurt – bochum khống chế sự lây lan của dịch tả heo châu Phi (DTHCP), Hậu Giang đang tập trung nhiều giải pháp đồng bộ. Mặt khác, duy trì nguồn thực phẩm sạch để phục vụ người tiêu dùng.

Các siêu thị đảm bảo nguồn thịt heo chất lượng an toàn thực phẩm phục vụ người tiêu dùng.

Duy trì nguồn cung heo sạch

Đại diện siêu thị Co.opMart Vị Thanh cho biết quy trình vận chuyển thịt heo được thực hiện bằng xe chuyên dùng, có đầy đủ giấy tờ theo quy định. Hàng hóa có tem truy xuất nguồn gốc cho khách hàng. Từ lúc xuất hiện dịch bệnh đến nay, doanh số bán mặt hàng thịt heo tăng do nhu cầu tiêu dùng tăng. Giá bán vẫn giữ bình ổn để phục vụ người dân. Ông Nguyễn Nghĩa Trọng, Phó Giám đốc siêu thị Co.opMart Vị Thanh, chia sẻ: “Sức mua tăng 10-20% thì phía công ty cũng tăng nguồn hàng cung ứng, đảm bảo không thiếu để phục vụ người tiêu dùng. Trung bình mỗi ngày Co.opMart Vị Thanh phục vụ trên 100kg thịt cho người tiêu dùng”.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Linh, Tổ trưởng ngành hàng siêu thị Co.opMart Ngã Bảy, cho biết: “Tại siêu thị Co.opMart Ngã Bảy cũng kinh doanh thịt heo từ Công ty Vissan, nguồn thịt heo sạch được cam kết không nhiễm bệnh. Nguồn hàng qua nhiều khâu kiểm dịch trước khi vận chuyển tới siêu thị. Quá trình nhập vào được kiểm tra theo quy trình, giám sát chất lượng thịt. Về lượng hàng tồn mỗi ngày được báo về công ty mẹ, có sổ theo dõi, có tủ lưu trữ riêng, từ 3-4 ngày xuất trả hàng tồn về cho công ty. Sức mua tại Co.opMart Ngã Bảy cũng tăng trưởng khoảng 11%, giá bình ổn không đổi, do thông tin dịch bệnh bên ngoài nên người tiêu dùng tin tưởng hàng thịt heo trong siêu thị”.

Sở Công thương Hậu Giang cho biết phòng chuyên môn của sở nắm giá thị trường heo hơi, cập nhật diễn biến dịch bệnh hàng ngày báo cáo về UBND tỉnh. Đơn vị cũng đề xuất Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Sở Công thương có kế hoạch liên tịch thực hiện kiểm tra, kiểm soát vận chuyển. Ông Nguyễn Văn Thậm, Phó Giám đốc Sở Công thương Hậu Giang, cho biết: Đối với các doanh nghiệp, đề nghị kiểm tra chặt chẽ nguồn hàng, đảm bảo chất lượng, giá cả ổn định. Bởi hiện nay một bộ phận tâm lý người tiêu dùng lo ngại vấn đề dịch bệnh nên thường chọn những nguồn thực phẩm trong siêu thị.

DTHCP đang diễn biến phức tạp và qua thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thiệt hại khoảng 5% tổng đàn heo trên cả nước; 95% còn lại vẫn bình thường. Cùng với đó là sự vào cuộc quyết liệt trong công tác dập dịch, khống chế, kiểm soát mầm bệnh của các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở. Vì thế, người tiêu dùng không nên quay lưng với thịt heo sạch, bởi sẽ khiến người chăn nuôi thêm gánh nặng.

Ông Nguyễn Minh Đức, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh, thông tin: Theo chỉ đạo của Trung ương, tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục sẽ thành lập đoàn kiểm tra để tăng cường thanh, kiểm tra các mặt hàng nông lâm sản, đặc biệt là tập trung mặt hàng thịt heo trên địa bàn tỉnh. Người dân cần chọn thịt heo có nguồn gốc rõ ràng, có dấu kiểm dịch của thú y. Khi mua phải quan sát màu thịt tươi; những sản phẩm bảo quản không đúng cách, màu nhợt nhạt, không đủ độ lạnh không nên mua dù giá rẻ.

Qua rà soát của Sở Công thương, trước khi DTHCP xuất hiện ở Hậu Giang, giá heo hơi giữ mức 42.000-45.000 đồng/kg. Thời điểm mới công bố DTHCP ở 2 xã thuộc huyện Châu Thành, giá heo hơi giảm còn 37.000-38.000 đồng/kg, hiện chỉ còn từ 32-34.000 đồng/kg. Sản lượng tiêu thụ thịt heo bình quân trong hai tháng qua trên 15.800 con/tháng. Riêng tháng 5 này, dù chưa có thống kê đầy đủ, nhưng sản lượng tiêu thụ thịt heo được dự đoán là giảm mạnh do ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh.

Mức độ lây lan nhanh

Cập nhật của Cục Thú y đến sáng ngày 25-5 cả nước có 42 tỉnh, thành phố ghi nhận trường hợp nhiễm DTHCP, số heo phải tiêu hủy hơn 1,7 triệu con, chiếm hơn 5% tổng số đàn heo cả nước; riêng khu vực phía Nam đã có 8 tỉnh xảy ra dịch tả heo châu Phi, tiêu hủy hơn 4.800 con heo. Có thể thấy, mức độ lây lan dịch bệnh là rất nhanh. Do vậy, phải thực hiện triệt để yêu cầu phòng, chống dịch bệnh nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, DTHCP là dịch bệnh nguy hiểm và gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi. Mặc dù vi-rút gây bệnh DTHCP đã xuất hiện cách đây gần 100 năm, gây bệnh ở cả 5 châu lục nhưng đến nay vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh và thuốc điều trị. Thêm vào đó, vi-rút gây bệnh có thể tồn tại rất lâu trong môi trường, lây lan qua nhiều hình thức phức tạp nên khâu kiểm soát dịch bệnh rất khó khăn. Những ngày gần đây dịch tiếp tục lan nhanh ở khu vực ĐBSCL, các ổ dịch tuy xuất hiện nhỏ lẻ tại các hộ chăn nuôi nhưng trải rộng ở nhiều tỉnh khiến việc khoanh vùng, dập dịch khó khăn và làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên quy mô vùng.

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: Tất cả tỉnh, thành phía Nam đã xảy ra hay chưa xảy ra dịch tả heo châu Phi đều phải theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh trên địa bàn, xây dựng kịch bản ứng phó phù hợp với tình hình cụ thể ở địa phương cho từng giai đoạn, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Mỗi địa phương phải xác định phòng dịch hơn dập dịch, dập dịch như diệt giặc để thực hiện hiệu quả các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi và xử lý ổ dịch. Địa phương nào phát hiện có heo chết thì lập tức tiêu hủy ngay mà không cần đợi xét nghiệm hay báo cáo cấp trên và người đứng đầu các địa phương phải trực tiếp chịu trách nhiệm về công tác phòng chống, xử lý dịch bệnh ở địa phương mình.

Tại Hậu Giang, DTHCP đang có chiều hướng lây lan. Đến chiều ngày 26-5, toàn tỉnh có 18 ổ DTHCP ở 4 huyện, thị xã; tổng số heo tiêu hủy là 1.628 con/123.242,5kg. Chỉ tính riêng huyện Châu Thành đã có 13 ổ dịch. Mới đây, ở thị trấn Ngã Sáu vừa phát hiện 1 ổ dịch mới của hộ ông Phạm Văn Út, tiêu hủy 4 con heo. Còn tại xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp cũng mới phát hiện ổ DTHCP của hộ ông Nguyễn Hoàng Em, tổng số 28 con heo thịt/1.425kg. Số heo bệnh lập tức bị tiêu hủy sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với DTHCP. Tính đến nay, DTHCP đã có mặt ở 5/8 huyện, thị xã trong tỉnh.

Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hậu Giang Trương Ngọc Trưng cho biết: DTHCP không có thuốc phòng và không có thuốc trị, vì thế vấn đề chính là người nuôi phải ý thức và áp dụng toàn diện các biện pháp an toàn sinh học để bảo vệ đàn. Tình hình bệnh DTHCP ở Hậu Giang đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, ngành đang dốc toàn lực vừa phòng, chống vừa khống chế chặt chẽ các ổ dịch trên địa bàn.

Mới đây, ông Lê Tiến Châu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đã có chỉ đạo các ngành, địa phương kịp thời hỗ trợ kinh phí cho người chăn nuôi, đảm bảo công khai, minh bạch để người dân yên tâm thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; không để xảy ra việc lợi dụng, trục lợi từ chính sách hỗ trợ. Ngành công thương phối hợp với Sở Tài chính thường xuyên cập nhật giá heo hơi trên thị trường để hỗ trợ cho người chăn nuôi có heo bị tiêu hủy do dịch bệnh, đảm bảo bằng 80% giá thị trường tại thời điểm có dịch trên địa bàn, đồng thời có văn bản công bố giá trên phương tiện thông tin đại chúng. Dịch vào thời điểm nào thì địa phương xác định giá thời điểm đó để áp dụng. Rà soát, kiểm tra và kịp thời hỗ trợ kinh phí cho người nuôi heo buộc phải tiêu hủy, đồng thời bố trí kinh phí trả thù lao phù hợp cho lực lượng tham gia phòng, chống dịch bệnh.

UBND tỉnh cũng yêu cầu các cấp, các ngành, cơ sở chủ động nhân lực, vật lực để tiêu hủy heo bệnh trong 24 giờ. Tổ chức tổng vệ sinh tiêu độc khử trùng liên tục đúng hướng dẫn. Đặc biệt lưu lý kiểm soát nước thải chăn nuôi heo, nhất là ở những vùng có dịch. Đề nghị các cấp, các ngành hết sức lưu ý nguồn lây bệnh từ đường bộ lẫn đường thủy. Tiếp tục tăng cường kiểm tra, kiểm soát ở các chốt, trạm; nếu cần phải lập các chốt kiểm dịch ở cấp tỉnh, cấp huyện và kể cả cấp xã. Tỉnh luôn chủ động về kinh phí sẵn sàng cho công tác phòng, chống dịch bệnh.

Tỷ lệ heo chết 100% khi nhiễm dịch tả heo châu Phi

Theo các nhà khoa học, DTHCP có thể lây lan từ rất nhiều nguồn như: nguồn vận chuyển, nguồn nước, trang thiết bị và dụng cụ chăn nuôi, vật chủ trung gian hay nguy cơ lây lan cao từ các trại xung quanh… Bệnh dịch tả heo châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi-rút gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh và xảy ra ở mọi loài heo (cả heo nhà và heo hoang dã); bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại heo. Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết cao lên đến 100%. Vi-rút gây ra bệnh dịch tả heo châu Phi có sức đề kháng cao và tồn tại thời gian dài trong môi trường.

Nếu ở thể quá cấp tính: heo chết nhanh, không biểu hiện triệu chứng hoặc heo nằm và sốt cao trước khi chết, là do đã nhiễm vi-rút có độc lực cao. Biểu hiện: Heo sốt cao (40,5-42 độ C), không ăn, lười vận động, ủ rũ, nằm chồng đống, heo thích nằm chỗ có bóng râm hoặc gần nước, có biểu hiện đau vùng bụng, lưng cong, di chuyển bất thường, một số vùng da trắng chuyển sang màu đỏ, đặc biệt là ở vành tai, đuôi, cẳng chân, da phần dưới vùng ngực và bụng, có thể có màu sẫm xanh tím. Trong 1-2 ngày trước khi con vật chết, có triệu chứng thần kinh, di chuyển không vững, nhịp tim nhanh, thở gấp, khó thở hoặc có bọt lẫn máu ở mũi, viêm mắt, nôn mửa, tiêu chảy đôi khi lẫn máu hoặc có thể táo bón, phân cứng đóng viên có kích thước nhỏ, có chất nhầy và máu. Tỷ lệ tử vong cao lên tới 100%.

Bài, ảnh: KỲ ANH

最近更新