FED "mạnh tay" cắt giảm lãi suất,ịchtráiphiếuchínhphủcủakhốingoạituầnquatăngsovớibìnhquântháperez zeledon tác động thế nào đến thị trường tài chính Việt Nam? Vì sao FED quyết định giảm lãi suất 50 điểm khiến nhiều người “ngỡ ngàng”? FED giảm lãi suất và các động thái tiếp theo cho chu kỳ mới |
Kho bạc giảm mạnh khối lượng gọi thầu
Theo báo cáo thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) tuần từ 16/9 – 20/9 của SSI Reseearch, Kho bạc Nhà nước giảm khối lượng gọi thầu xuống chỉ còn 11.500 tỷ đồng, tương ứng giảm 18,7% so với tuần trước đó. Trong đó, kỳ hạn 10 năm giảm 27,8%.
Trong tuần qua, tỷ lệ trúng thầu giảm còn 63%, nhưng kỳ hạn 5 năm và 30 năm vẫn huy động thành công toàn bộ khối lượng gọi thầu với giá trị 500 tỷ đồng mỗi kỳ hạn.
Lợi suất trúng thầu trong tuần giảm nhẹ 2 - 3 điểm cơ bản cho kỳ hạn 10 và 15 năm, trong khi các kỳ hạn khác giữ nguyên so với phiên trước. Như vậy, Kho bạc Nhà nước đã huy động được 70% kế hoạch phát hành quý III, nhưng khả năng hoàn thành mục tiêu gặp khó khăn khi chỉ còn một tuần giao dịch và khối lượng gọi thầu giảm xuống còn 10 nghìn tỷ đồng.
Về kế hoạch cả năm, Kho bạc Nhà nước đã huy động 262.000 tỷ đồng, hoàn thành 65,5% mục tiêu.
Trên thị trường thứ cấp, lợi suất trái phiếu giảm nhẹ ở các kỳ hạn, phản ánh xu hướng lãi suất thế giới cũng như thông điệp từ Ngân hàng Nhà nước cụ thể như sau: kỳ hạn 1 năm, 3 năm, 5 năm, 30 năm giảm 1 điểm cơ bản lần lượt xuống còn 1,85%, 1,89%, 1,95%, 3,17%. Kỳ hạn 15 năm và 20 năm giảm 2 điểm cơ bản lần lượt xuống còn 2,67%, 2,97%. Kỳ hạn 10 năm giảm 3 điểm cơ bản xuống còn 2,67%.
Cũng trên thị trường thứ cấp tuần qua, giá trị giao dịch trung bình hàng ngày Outright và Repos tăng lên 11.500 tỷ đồng, tăng 28%, tương đương với mức trung bình thời gian trước.
Khối ngoại tăng mạnh giao dịch trái phiếu
Theo số liệu thống kê của SSI Research, tuần qua, khối ngoại vẫn duy trì giao dịch sôi động, với giá trị trung bình đạt 200 tỷ đồng/ngày, cao hơn 40% so với mức bình quân 9 tháng đầu năm, và kết tuần với mức bán ròng nhẹ 20 tỷ đồng.
Với diễn biến thị trường tuần qua, đặc biệt là số liệu về giao dịch của khối ngoại, ThS. Nguyễn Nhật Minh - Viện Nghiên cứu khoa học Ngân hàng, Học viện Ngân hàng cho biết, giao dịch của khối ngoại trên thị trường thứ cấp cho thấy sự quan tâm đáng kể từ các nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường này. Sự gia tăng này diễn ra trong bối cảnh tuần qua FED quyết định hạ lãi suất lần đầu tiên sau hơn 4 năm, kể từ những ngày đầu của đại dịch Covid-19.
Nguồn: HNX, VBMA, SSI tổng hợp. |
Việc FED giảm lãi suất không chỉ làm giảm chi phí vay vốn mà còn thúc đẩy nhu cầu tìm kiếm các kênh đầu tư có lợi suất cao hơn, nhất là tại các thị trường mới nổi như Việt Nam. Đặc biệt, TPCP Việt Nam với lợi suất hấp dẫn hơn so với nhiều quốc gia phát triển trở thành lựa chọn ưu tiên cho các nhà đầu tư đang tìm kiếm an toàn trong bối cảnh bất ổn kinh tế toàn cầu. Sự gia tăng giao dịch này không chỉ phản ánh lòng tin của nhà đầu tư vào sức khỏe của nền kinh tế Việt Nam mà còn cho thấy khả năng cạnh tranh của TPCP trong danh mục đầu tư toàn cầu.
"Trong bối cảnh lãi suất toàn cầu bắt đầu có xu hướng giảm, nhu cầu đối với TPCP Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên. Điều này không chỉ giúp cải thiện thanh khoản cho thị trường mà còn tạo ra cơ hội cho sự phát triển bền vững trong tương lai" - ông Minh cho hay. |
Kỳ vọng về thị trường TPCP trong thời gian tới, với lãi suất trái phiếu vẫn ở mức hấp dẫn hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực, kết hợp với sự ổn định kinh tế vĩ mô và chính sách tài khóa linh hoạt của Chính phủ Việt Nam, TPCP sẽ ngày càng nhận được niềm tin cũng như sự quan tâm lớn hơn từ các nhà đầu tư quốc tế đang tìm kiếm cơ hội để đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình.
Ngoài ra, các chỉ số kinh tế như GDP và lạm phát đang duy trì ở mức hợp lý, giúp củng cố vị thế của TPCP như một kênh đầu tư an toàn. Sự quan tâm gia tăng từ các quỹ đầu tư lớn và tổ chức tài chính quốc tế cũng cho thấy rằng thị trường TPCP Việt Nam đang trở thành một điểm đến hấp dẫn. Việc Việt Nam tiếp tục cải cách và mở cửa thị trường tài chính, cùng với những bước đi tích cực trong việc nâng cao xếp hạng tín nhiệm, sẽ càng tăng cường sức hấp dẫn của thị trường này./.
Theo các chuyên gia, việc FED giảm lãi suất sẽ có nhiều tác động đến tỷ giá, lãi suất và hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Trước tiên, việc giảm lãi suất giúp kích thích tiêu dùng, đầu tư và sản xuất tại Mỹ, qua đó thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này, đồng thời thu hút dòng vốn FDI vào các thị trường mới nổi, bao gồm Việt Nam. Bên cạnh đó, đồng USD giảm giá sẽ làm giảm áp lực lên tỷ giá USD/VND, giúp hạ chi phí nhập khẩu, trong khi xuất khẩu của Việt Nam không bị ảnh hưởng đáng kể. Việc FED hạ lãi suất còn hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong việc giảm chi phí vốn vay và đầu tư bằng ngoại tệ, cả cho Chính phủ lẫn doanh nghiệp FDI. Cuối cùng, động thái này cũng tác động tích cực lên thị trường chứng khoán và dòng vốn đầu tư, đặc biệt là các khoản đầu tư gián tiếp từ nước ngoài. |