时间:2025-01-11 14:09:19 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh
Công nhân làm việc tại một nhà máy dệt ở Asulia, Bangladesh ngày 26/4/2020.Những công nhân trong ngà kqbd yokohama
Những công nhân trong ngành may mặc, nhất là những lao động làm việc cho các nhãn hiệu thời trang toàn cầu, đang bị trả lương thấp hoặc không được trả lương trong thời kỳ đại dịch COVID-19 bùng phát, với tổng giá trị tiền lương bị mất có thể lên tới gần 6 tỷ USD.
Thông tin trên được Nhóm các nhà hoạt động vì quyền người lao động Clean Clothes Campaign đưa ra, giữa bối cảnh dịch COVID-19 lây lan mạnh trên toàn cầu khiến các cửa hàng đóng cửa và nhiều nhà bán lẻ đã hủy đơn hàng hoặc yêu cầu các nhà cung cấp giảm giá sản phẩm.
Điều này đe dọa nghiêm trọng sinh kế của hàng chục triệu người lao động thuộc lĩnh vực này.
Clean Clothes Campaign cho biết những công nhân ngành may mặc ở Nam Á và Đông Nam Á đang phải sống dựa vào những đồng lương ít ỏi khi họ chỉ nhận được 3/5 tổng số thu nhập thường xuyên của mình trong giai đoạn từ tháng 3 tới tháng 5 năm nay.
Thậm chí, ở một số khu vực của Ấn Độ, công nhân ngành may mặc nhận được số lương ít hơn một nửa thu nhập bình thường của họ do ảnh hưởng của đại dịch.
Clean Clothes Campaign kêu gọi các thương hiệu thời trang và các nhà bán lẻ trên toàn cầu dừng việc chối bỏ trách nhiệm và đưa ra cam kết công khai để đảm bảo tất cả người lao động trong chuỗi cung ứng của họ nhận được những gì họ nợ.
Nhóm hành động này cũng cho biết, tình trạng thiếu dữ liệu đã hạn chế việc nghiên cứu tình hình của người lao động tại bảy quốc gia gồm Bangladesh, Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Myanmar, Pakistan và Sri Lanka.
Tuy nhiên, kết quả có lẽ không khả quan hơn các vùng có mức lương thấp khác.
Các nhà nghiên cứu ước tính rằng người lao động thuộc lĩnh vực may mặc trên toàn thế giới có thể đã mất 3,19 tỷ đến 5,79 tỷ USD trong ba tháng đầu tiên khi đại dịch bắt đầu bùng phát mạnh.
Họ cũng ước tính khoảng 500 triệu USD tiền lương của người lao động đã bị nợ hoặc từ chối chi trả tại Bangladesh, và con số này tại Indonesia là hơn 400 triệu USD.
Các thương hiệu thời trang lớn bao gồm Adidas, H&M Group, Primark và Ralph Lauren, các nghiệp đoàn và Tổ chức Quốc tế về Người sử dụng lao động (IOE) đã công bố một nhóm hành động do Liên Hợp quốc khởi xướng vào tháng 4/2020 để giúp các nhà sản xuất hàng may mặc trả lương cho nhân viên./.
Theo TTXVN
Vietlott tăng trưởng vượt bậc năm 2024, sẻ chia nhiều cơ hội tốt hơn đến cộng đồng2025-01-11 14:05
Tưởng có được cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, ai ngờ phát hiện chồn2025-01-11 13:44
Kia Rio 2018 vừa được ra mắt có gì hấp dẫn2025-01-11 13:44
Giá vàng hôm nay ngày 21/4 bất ngờ đảo chiều tăng cao2025-01-11 13:43
Nâng cao hiệu quả đào tạo chương trình tích hợp và chương trình tiếng Anh toàn phần2025-01-11 13:19
HN: ‘Xe ôm soái ca’2025-01-11 12:49
'Vũ Điệu Thần Tiên' và những bài học thấm thía dành cho tuổi 252025-01-11 12:43
Rò rỉ bản thiết kế tiết lộ những bí mật mới của iPhone 82025-01-11 12:34
Trà Vinh: GRDP bình quân năm 2024 ước đạt hơn 94 triệu đồng/người2025-01-11 12:14
Warren Buffett quản lý hơn 360.000 nhân viên thế nào?2025-01-11 11:53
Nhận định, soi kèo Al Nasr vs Al Arabi, 21h35 ngày 6/1: Khó tin chủ nhà2025-01-11 14:06
Lộ diện xe sang đeo biển số 198 tỷ đồng của đại gia bất động sản2025-01-11 14:04
Giá vàng hôm nay 9/4: Căng thẳng Syria đẩy giá vàng tăng mạnh2025-01-11 13:32
Xổ số Vietlott: Lại thêm một người trúng giải Jackpot hơn 23 tỷ2025-01-11 13:30
Tổng biên tập Nhà xuất bản Trẻ Nguyễn Thành Nam qua đời2025-01-11 13:11
Hàng xôi doanh thu 60 triệu đồng một ngày ở Hà Nội bất ngờ đóng cửa2025-01-11 13:08
Xe côn tay mới ra mắt giá ‘siêu rẻ’ tương đương 15,8 triệu có gì hay2025-01-11 12:52
Giá vàng hôm nay 2/5: Giá vàng quay đầu giảm mạnh2025-01-11 12:40
Bộ Tài chính ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân2025-01-11 12:32
Giá vé để tham quan tàu Titanic dưới đáy đại dương là bao nhiêu2025-01-11 12:05