设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【nhận định mu đêm nay】Doanh nghiệp thủy sản kiến nghị Thủ tướng gỡ vướng để duy trì sản xuất 正文

【nhận định mu đêm nay】Doanh nghiệp thủy sản kiến nghị Thủ tướng gỡ vướng để duy trì sản xuất

来源:Empire777 编辑:Cúp C2 时间:2025-01-25 22:52:25
Doanh nghiệp thủy sản sẽ được hỗ trợ
Công suất sản xuất tại các nhà máy chế biến thủy sản đã giảm hơn một nửa. Ảnh: T.J

Giảm công suất hơn một nửa

Báo cáo tình hình hoạt động của các doanh nghiệp (DN) thủy sản trong điều kiện áp dụng Chỉ thị 16 tại TPHCM và 18 tỉnh thành phía Nam, VASEP cho rằng, các DN thủy sản đã chung tay sát cánh cùng Chính phủ thực hiện nghiêm các quy định nhằm vừa chống dịch vừa duy trì được sản xuất. Tuy nhiên, trong thực tế thực hiện đã phát sinh nhiều khó khăn, bất cập tác động lớn tới việc bảo đảm an toàn phòng chống dịch cũng như nỗ lực duy trì sản xuất, xuất khẩu.

Thực tế hiện nay chỉ có khoảng 30% các DN thủy sản tại các tỉnh thành phía Nam đảm bảo được điều kiện “3 tại chỗ”. Các DN không đủ điều kiện thực hiện đã phải ngừng sản xuất dẫn đến một số hệ lụy, như: nợ ngân hàng, nợ nhà cung cấp, mất khách hàng, rủi ro không huy động được công nhân sau giãn cách.

Với những nhà máy thực hiện được “3 tại chỗ”, số lượng công nhân có thể huy động cũng chỉ 30-50% số lượng lao động, số còn lại phải nghỉ việc hoặc nghỉ không lương. Và công suất sản xuất trung bình đã giảm chỉ còn 40- 50% so với trước đây. Dự tính công suất chung của cả vùng giảm chỉ còn 30-40%.

Nguyên liệu thủy sản huy động cho chế biến, xuất khẩu cũng chỉ đạt khoảng 40-50% so với nguồn nguyên liệu bên ngoài do việc thực hiện giãn cách chung. VASEP dự tính nguy cơ nguồn nguyên liệu cho sản xuất xuất khẩu những tháng cuối năm sẽ thiếu hụt 20-30%, do giảm khai thác, giảm thả giống nuôi trồng và giảm cả nguồn nhập khẩu. Cùng với đó, các vật tư, phụ liệu, bao bì... phục vụ chế biến thủy sản cũng bị thu hẹp, giảm công suất nguồn cung đến 50%.

Trong khi sản xuất bị sụt giảm, nhiều đơn hàng phải gác lại hoặc bị mất, các chi phí cho DN đảm bảo được “3 tại chỗ” lại tăng vọt và đang tạo áp lực lớn, như: chi phí xét nghiệm hàng tuần, chi phí trang bị các điều kiện cho công nhân ăn, ngủ, làm việc tại nhà máy tăng 50-100%, chi phí trả thêm lương công nhân ở lại nhà máy tăng 30-50%, trả lương và chi phí hỗ trợ người lao động nghỉ việc, chi phí bao bì, vật tư tăng cao, chi phí điện sản xuất và duy trì kho đông lạnh trữ hàng và đặc biệt thời gian này DN đang gặp rất nhiều khó khăn về phí cước tàu biển liên tục tăng, dẫn đến chi phí chung cho sản xuất tăng rất cao, trong khi hiệu quả sản xuất, kinh doanh giảm.

Kiến nghị gỡ vướng cho DN

Các DN cho rằng, việc thực hiện “3 tại chỗ” chỉ là biện pháp tình thế tạm thời trong thời gian ngắn hạn và chỉ có thể kéo dài từ 2-3 tuần đối với các doanh nghiệp vừa, các DN lớn hơn cũng duy trì tối đa 4-5 tuần do DN phải gồng gánh quá nhiều các khoản chi phí để đảm bảo chuỗi sản xuất, thực hiện các qui định chống dịch tại nhà máy. Chưa kể những hệ lụy nhãn tiền là nguy cơ mất đi lực lượng lao động đã qua đào tạo khiến kế hoạch phục hồi sản xuất khó khăn hơn, những rủi ro công nhân trong nhà máy thực hiện “3 tại chỗ” có thể bị nhiễm Covid-19 xảy ra nếu việc sàng lọc kiểm soát ban đầu và trong suốt quá trình vận hành không tốt.

Còn phương châm “1 cung đường – 2 địa điểm” cũng có nhiều bất cập khi các địa phương còn cứng nhắc trong việc xác định 2 địa điểm cần kiểm soát, hoặc yêu cầu cần tập hợp công nhân tại một điểm và xe công ty phải đón đến nhà máy - điều này thực sự gây ra nhiều khó khăn cho DN khi công nhân ở nhiều nơi khác nhau, phải di chuyển đến điểm tập kết chung mà xe ô tô đưa đón thì có hạn, số lượng công nhân trên xe cũng phải đảm bảo không quá 50% số ghế. Trong khi đó, kết quả xuất khẩu thủy sản Việt Nam 6 tháng đầu năm 2021 đạt được thành tích hết sức khả quan khi tranh thủ được nhu cầu tiêu thụ của các nước tăng cao, một số quốc gia XK thủy sản cạnh tranh với Việt Nam bị ảnh hưởng nặng bởi Covid-19

Dịch Covid-19 lan rộng và phải áp dụng Chỉ thị 16 tại TPHCM và các tỉnh ĐBSCL sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới XK thủy sản. Từ những khó khăn thực tế của các DN thủy sản, VASEP đã báo cáo và kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ một số nội dung để phục hồi sản xuất, chuỗi cung ứng.

Theo đó, VASEP kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo để chính quyền địa phương cùng hành động với các DN và các Hiệp hội DN khẩn trương triển khai các gói hỗ trợ đã có của Chính phủ; có các chính sách ưu tiên về giảm lãi suất vay ngân hàng, giảm 30% tiền điện cho đến ít nhất hết năm 2021, đề xuất giảm mức đóng kinh phí công đoàn từ 2% quỹ lương xuống còn 1% quỹ lương cho các DN – đây là những hỗ trợ quý báu để DN có thêm điểm tựa trong bối cảnh khó khăn hiện nay, để duy trì được “3 tại chỗ” và đặc biệt là có thêm cơ hội, nguồn lực cho việc phục hồi sản xuất, xuất khẩu.

Đồng thời, tăng mức hỗ trợ từ nguồn Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, tai nạn lao động và đề nghị Bảo hiểm xã hội chi trả lương và chi phí cho các trường hợp người lao động đi cách ly do dịch bệnh Covid-19 theo yêu cầu của cơ quan y tế. Chính phủ và Bộ Thông tin Truyền thông xem xét chỉ đạo việc không công khai tên của DN nếu có ca nhiễm Covid-19 lên các phương tiện truyền thông nhằm tránh ảnh hưởng đến hoạt động và hình ảnh của DN trong bối cảnh hiện nay và khả năng phục hồi sản xuất.

Về trước mắt, ưu tiên tiêm vắc xin cho lực lượng sản xuất và thực hiện mục tiêu kép với trọng tâm mới. Về thời gian tới và trong dài hạn: ngành Thuỷ sản Việt Nam sẽ phải sống chung với đại dịch lâu dài, cần có Bộ quy tắc, hướng dẫn thực hiện “Y tế tại chỗ”...

热门文章

1.4895s , 7634.5390625 kb

Copyright © 2025 Powered by 【nhận định mu đêm nay】Doanh nghiệp thủy sản kiến nghị Thủ tướng gỡ vướng để duy trì sản xuất,Empire777  

sitemap

Top