【ket qua bong sa】Tồn tại hay không tồn tại?
Một số chuyên gia còn dự báo việc tồn tại một đồng tiền chung sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và quá trình nhất thể hóa các thị trường. Cựu Chủ tịch Ngân hàng châu Âu Jean Claude Trichet cho rằng đồng euro giúp tránh được khủng hoảng và nhấn mạnh “đến một lúc nào đó, các nghị sĩ châu Âu phải có tiếng nói quyết định trong trường hợp sự ổn định của khu vực đồng euro bị đe dọa”.
Tuy nhiên, theo nhà kinh tế Jacques Sapir, Giám đốc nghiên cứu tại trường Cao đẳng Khoa học Xã hội (EHESS), nhiều nhà kinh tế đều đồng ý về sự thất bại thảm hại của việc lưu hành đồng tiền chung châu Âu. Cụ thể, về tăng trưởng, nếu nhìn vào giai đoạn 2000-2008, có nghĩa là trước khi xảy ra khủng hoảng tín dụng ở Mỹ, người ta nhận thấy tăng trưởng tại các nước dùng đồng euro chậm hơn các nước phát triển khác. Tình trạng chênh lệch này trở nên nghiêm trọng hơn trong giai đoạn khủng hoảng. Trong giai đoạn 2007 - 2011, tăng trưởng trung bình trong khu vực đồng euro là 0,4%, trong khi tại Mỹ là 1,3%. Tác động tiêu cực của euro đối với tăng trưởng càng rõ nét ngay trong các nước sử dụng đồng tiền chung. Chỉ có Đức tận dụng được vai trò của đồng euro và có tổng sản phẩm quốc nội tăng đáng kể, 3,34% so với thời điểm của năm 2008. Pháp bị trì trệ, với tỉ lệ 0,72%, còn Hy Lạp bị giảm tới 23,3%. Tình hình cũng thê thảm tương tự tại Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Italy.
Hậu quả nặng nề nhất là nạn thất nghiệp tại các nước dùng đồng euro: Hiện nay, tỉ lệ thất nghiệp tại Hy Lạp là 28%, Tây Ban Nha 26% và Bồ Đào Nha hơn 16%. Một hậu quả khác của việc sử dụng đồng euro là tỷ giá hối đoái. Hiện nay, một euro ăn 1,35 hoặc 1,40 USD. Đồng euro cao giá chỉ có lợi cho Đức, nước xuất siêu, nhưng rất bất lợi cho các nước khác. Các kinh tế gia cho rằng, tỉ giá 1 euro ăn 1,1 USD là phù hợp với nền kinh tế Pháp. Đối với Italia hoặc Tây Ban Nha là vào khoảng 0,95 đến 1,05 USD. Như vậy, rõ ràng, không thể có một tỷ giá chung có lợi cho tất cả các nền kinh tế dùng đồng euro. Mức độ chênh lệch quá lớn về tỉ giá giữa các nền kinh tế cho thấy việc tiếp tục dùng đồng euro không chỉ gây ra những hậu quả nghiêm trọng ở châu Âu mà còn đối với nền kinh tế thế giới.
Do đó, theo ông Jacques Sapir, ngày càng có nhiều tiếng nói yêu cầu cần phải ghi nhận thực tế này và nhanh chóng xóa bỏ đồng tiền chung.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Thời tiết Miền Bắc và Trung Bộ vào đợt mưa lớn kéo dài
- ·Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni
- ·Giảm hơn 10.800 container phế liệu lưu giữ tại cảng biển
- ·Kho báu antimon: Trung Quốc 'sắp hết', Việt Nam chưa khai thác
- ·Thêm một điện thoại “nồi đồng cối đá” hấp dẫn người dùng
- ·Hà Nội: Chi cục Thuế Long Biên tập huấn hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp
- ·Giá rẻ chưa từng có, đào rừng ồ ạt xuống phố
- ·Cập nhật ùn tắc hàng hóa sang Trung Quốc: ĐếnTết chưa hết tắc
- ·Đường đứt gãy do lũ cuốn, hàng chục hộ dân ở Nghệ An bị cô lập
- ·Không xử phạt phương tiện qua biên giới Việt
- ·Ngày 4/1: Giá heo hơi tăng đến 4.000 đồng/kg tại một số địa phương
- ·Cục Hải quan Hà Nam Ninh: 1 tháng, xử lý 27 vụ vi phạm pháp luật hải quan
- ·EVN: Giảm tối đa tổn thất điện năng
- ·Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên TƯ Đảng
- ·Thời tiết hôm nay 29/12: Miền Trung mưa to, Nam Bộ mưa rào
- ·Quốc hội thảo luận về công tác phòng, chống tội phạm, phòng chống tham nhũng
- ·Giai đoạn mới trong quan hệ giữa Việt Nam với Cộng hòa Dominicana và Caribe
- ·Trà Vinh: Tuyên dương 119 tổ chức, cá nhân nộp thuế tốt
- ·Vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần triển khai hiệu quả các quy hoạch đã duyệt
- ·Tập trung các khoản thu sau kết luận thanh tra và kiểm toán