Thủ tướng đánh giá,ínhphủbàngiảiphápđẩymạnhcổphầnhóathoáivốkq bd uc so với cách đây 10 năm, hiện số DNNN đã giảm nhanh, từ 12.000 xuống còn rất ít. Thế nhưng, số vốn hóa mới được 8%, còn 92% vẫn là vốn nhà nước. Theo yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hội nghị phải làm rõ 2 nhiệm vụ. Một là tìm nguyên nhân vì sao kết quả thoái vốn và cổ phần hoá (CPH) thấp. Hai là tìm cho được giải pháp để đẩy mạnh thoái vốn và CPH trong thời gian tới, đảm bảo lợi ích của nhà nước và huy động vốn xã hội tốt nhất. “Câu hỏi cần tập trung thảo luận và phải trả lời cho được một cách trực tiếp, thẳng thắn, đó là giải pháp để thoái vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa thời gian tới tốt nhất, tức lợi ích cho Nhà nước tốt nhất, huy động nguồn lực xã hội tốt nhất và lợi ích sau cổ phần hóa tốt nhất" - Thủ tướng nhấn mạnh và đặt vấn đề cần xác định những doanh nghiệp nào Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn và giữ cổ phần chi phối. Lượng giảm, vốn chưa giảm Báo cáo trước hội nghị, ông Lê Mạnh Hà, Phó trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp cho biết, sau 15 năm sắp xếp lại theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 Khóa 9, số lượng DNNN đã giảm khá mạnh, đặc biệt là những DN quy mô nhỏ, kém hiệu quả, doanh nghiệp ở các lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ. Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu khẳng định: “Không vì vướng mắc cơ chế mà chậm cổ phần hóa”. Thứ trưởng cho biết, khuôn khổ pháp lý cho cổ phần hóa, tái cơ cấu DNNN đã tương đối đồng bộ và kịp thời. Những vấn đề vướng mắc cơ chế trong thoái vốn, cổ phần hóa cũng đã được tháo gỡ kịp thời, hiện còn một số vấn đề như giá trị quyền sử dụng đất, đấu giá… Bộ Tài chính cũng đã có dự thảo cơ chế chuyển Bộ Tư pháp thẩm định, trình Chính phủ sớm ban hành trước Tết. Trong đó, từ năm 2001, cả nước có khoảng 6.000 DNNN, đến năm 2011 giảm còn 1.369 DNNN. Tính đến hết tháng 10 năm 2016, cả nước còn khoảng 718 DNNN. Về cơ bản, DNNN đã tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội và quốc phòng và an ninh. Nếu ở thời điểm năm 2001, DNNN dàn trải trên 60 ngành, lĩnh vực thì đến nay chỉ còn tập trung vào 19 ngành, lĩnh vực; đại đa số có quy mô vừa và lớn. Cũng theo ông Hà, mặc dù số lượng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong khu vực doanh nghiệp (khoảng 0,67%) nhưng DNNN vẫn nộp ngân sách đáng kể, đóng góp lớn nhất vào GDP (DNNN chiếm khoảng 28,8%, ngoài nhà nước 11,8%, FDI 17,9%). Tuy nhiên, quá trình sắp xếp, tái cơ cấu DNNN tiến triển chậm, mới chỉ giảm về số lượng, tỉ lệ vốn nhà nước bán ra khi CPH và sau khi thoái vốn còn thấp, làm hạn chế đáng kể đến kết quả thực hiện các mục tiêu sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN đã đề ra. Cụ thể, đến nay nhà nước vẫn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ tại 63% số DNNN, trong đó 16% doanh nghiệp nhà nước vẫn nắm giữ trên 90% vốn điều lệ. Sau IPO, tính bình quân Nhà nước còn nắm giữ 81% vốn điều lệ tại DN, nhà đầu tư bên ngoài nắm giữ 9,5%, nhà đầu tư chiến lược nắm giữ 7,3%, người lao động và tổ chức công đoàn nắm giữ 2,2%. Nhìn chung, hiệu quả sản xuất của DNNN thấp so với nguồn lực đang nắm giữ. Làm “ông chủ giả” vẫn khỏe hơn “ông chủ thật” Chia sẻ về bài học thành công cổ phần hóa, ông Trần Quang Nghị, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, nếu người đứng đầu DN không có quyết tâm đổi mới hội nhập thực sự, thiếu tự giác với Chính phủ và đất nước sẽ dẫn đến chậm trễ CPH. “Làm ông chủ giả của nhà nước vẫn khoẻ hơn bỏ tiền mua cổ phần đầu tư. Xài vốn nhà nước nhưng cũng như chủ thật. Áp lực với DNNN chỉ dừng ở bảo toàn vốn mà vấn đề này rất lạc hậu rồi, chỉ cần không lỗ, không phá phách là ổn. Nhưng nếu bỏ tiền ra mua cổ phần để làm ông chủ thật thì phải lo cổ tức 10-15%, lo tiền lương vất vả lắm. Nên ở DNNN không phải tiền của mình vẫn khoẻ hơn làm ông chủ thật”, ông Nghị nói. Ông Nghị cũng cho biết, cổ phần hóa DNNN hiện nay như cỗ xe có công suất thiết kế 150km/h nhưng chỉ chạy được 50km/h hoặc 60-70km/h do hành lang pháp lý hẹp. Bên cạnh đó, để bảo đảm cao nhất lợi ích của nhà nước khi bán cổ phần, ông Nghị cũng ví von, khi bán một cái nhà, phải chống thấm, chống dột, chỉnh trang để cái nhà đẹp hơn và bán được với giá cao nhất. Tuy nhiên, thực tiễn lại có DN khi bán lại "làm cái nhà xấu đi" để bán giá thấp cho nhóm lợi ích... Do vậy cần có sự giám sát chặt chẽ, hợp lý để bảo đảm lợi ích cao nhất của Nhà nước khi bán cổ phần. Mặt khác, cần tạo cơ chế chính sách mới để doanh nghiệp "bớt báo cáo", "chạy với tốc độ cao hơn nữa" trong quá trình CPH... Kiến nghị tạo "sân chơi" bình đẳng, minh bạch Phát biểu tại hội nghị, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã kiến nghị một số giải pháp nhằm đảm bảo công bằng hơn cho DNNN. Cụ thể, ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch HĐQT SCIC kiến nghị Chính phủ cần tạo lập môi trường để các DN, tập đoàn và tổng công ty nhà nước hoạt động bình đẳng như các DN khác nhằm nâng cao tính sáng tao năng động của DNNN. Đơn cử trong quy định của pháp luật, nhà nước cần cho DNNN làm những công việc mà pháp luật không cấm, vì hiện nay Chính phủ chỉ cho phép DNNN được làm những việc mà pháp luật cho phép. Đồng thời, khi xem xét đánh giá vai trò của DNNN, chúng ta cần đánh giá tổng quát trên tất cả các bình diện chứ không chỉ nhìn nhận riêng lẻ một mặt nào đó, vì nếu đánh giá riêng lẻ sẽ làm giảm vai trò đóng góp của DNNN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, giảm tính năng động, sáng tạo, tìm kiếm cơ hội đầu tư kinh doanh của DNNN. Tiếp theo, Chủ tịch HĐQT SCIC cho rằng, chúng ta cần tiếp tục tái cơ cấu trong quản trị đối với DNNN và trong quá trình triển khai cổ phần hóa, lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ban ngành cần xem xét bán tỷ lệ IPO ra thị trường bao nhiêu phần trăm cho phù hợp. Cùng với đó, các DN sau khi CPH nếu đủ điều kiện thì phải nhanh chóng niêm yết trên thị trường chứng khoán, vì chỉ niêm yết thì mới thể hiện sự minh bạch thông tin về kết quả sản xuất, kinh doanh của DN. Nhà nước cũng cần thực hiện quyền cổ đông tại các DN một cách chuyên nghiệp và hướng tới mục tiêu cao nhất là tổ chức đầu tư kinh doanh hiệu quả, tuân thủ theo nguyên tắc thị trường. Cuối cùng, theo Chủ tịch SCIC, đối với công tác cán bộ DNNN là việc rất quan trọng, các bộ ngành cũng cần quan tâm, cần phải lựa chọn người có đủ tâm và tầm để đưa vào vị trí chủ chốt của DNNN. Hơn nữa, cần phải đảm bảo vấn đề an sinh xã hội đối với người lao động khi CPH./. H.L |