Ảnh minh họa |
Trao đổi về cách thức tham gia thương mại toàn cầu của Việt Nam,ệpcầnchủđộngnghiêncứucátỷ số vô địch quốc gia ý ông Hà Huy Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế (Bộ Tài chính), thành viên đoàn đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) liên quan tới các chính sách thuế cho biết, đầu tiên Việt Nam ký FTA với các nước ASEAN, tiếp đến là phát triển giao thương với thế giới thông qua các FTA giữa ASEAN với các đối tác.
Sau đó, Việt Nam chuyển sang giai đoạn chủ động hơn là tự đàm phán thương mại song phương với một số nước như Nhật Bản, Chile, Liên minh châu Âu, các nước trong nhóm TPP, Liên minh Kinh tế Á-Âu, Hàn Quốc và 4 nước Bắc Âu. Hiện nay, Việt Nam cũng đang phối hợp đàm phán hiệp định thương mại ASEAN+6 với các nước đã ký hiệp định thương mại riêng lẻ với ASEAN.
Ông Tùng nhấn mạnh: “Các hiệp định chúng ta đã hoàn thành và đang đàm phán nhằng nhịt như mạng nhện, với lượng thông tin và cam kết phức tạp nên các doanh nghiệp phải có nghiên cứu thông tin rất kỹ. Thực tế doanh nghiệp của ta nắm bắt thông tin rất hạn chế vì không tổ chức, nghiên cứu thông tin bài bản”.
Tuy nhiên, ông Hà Huy Tùng cũng cho biết có nhiều doanh nghiệp trong nước rất nhanh nhạy trong nắm bắt thông tin, nhưng đó đều là những doanh nghiệp lớn, có nguồn lực và chiến lược hành động.
“Có doanh nghiệp đồng hành với Bộ Tài chính về xây dựng chính sách cải cách các thủ tục hành chính, tham mưu cho các cơ quan của Chính phủ, đoàn đàm phán các FTA. Nhưng có nhiều doanh nghiệp không nắm được các hiệp định đã đi vào giai đoạn kết thúc đàm phán. Không chỉ lãnh đạo doanh nghiệp mà cả cán bộ kinh doanh nắm cũng không đủ sâu. Nếu không nắm được, ta sẽ thua ngay ở sân nhà”, ông Tùng nói.
Các hiệp hội, viện nghiên cứu phải vào cuộc
Trả lời câu hỏi doanh nghiệp cần tiếp cận thông tin về các FTA như thế nào, PGS,TS. Nguyễn Hồng Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, phải tạo sự gắn kết chặt chẽ hơn giữa Nhà nước, doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề và các tổ chức nghiên cứu, tư vấn độc lập đối với quá trình hội nhập nhằm cung cấp, phân tích và tổ chức thông tin hiệu quả nhất.
Đồng thời, PGS,TS. Nguyễn Hồng Sơn nhấn mạnh, bản thân các doanh nghiệp cũng phải chủ động trong tìm hiểu thông tin chính sách và hội nhập để củng cố hoặc tận dụng các cơ hội sản xuất, kinh doanh của mình.
Đặc biệt, các hiệp hội ngành nghề, các trường đại học, viện nghiên cứu sẽ phải có vai trò lớn hơn, trong đó, hiệp hội không chỉ giữ vai trò kết nối doanh nghiệp mà còn phải góp phần vào minh bạch thông tin, đưa ra các chuẩn mực kinh doanh phù hợp với yêu cầu của các thị trường và đẩy mạnh đào tạo, nâng cao năng lực cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp và các hiệp hội có thể “đặt hàng” các cơ sở nghiên cứu xác định lợi thế, cơ hội kinh doanh, các thủ tục, tập quán thương mại ở mỗi thị trường xuất khẩu để tận dụng lợi ích kinh tế nhiều nhất từ các hiệp định này.