Thi vào lớp 6 được xem là cuộc thi đầu đời. Trước giải phóng ở miền Nam,ớbiếnyêuthươngthànháplựlich đá banh thi vào đệ thất là cuộc thi đại trà. Sau này, thi vào lớp 6 không được tổ chức. Sự ra đời của Trường THCS Nguyễn Tri Phương, một hình thức trường chọn, buộc phải tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh vào trường. Cũng có giai đoạn, trường này cũng chỉ xét tuyển. Gần đây, kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh được tổ chức lại. Ở Thừa Thiên Huế, học sinh đi theo hành trình, từ Trường tiểu học Lê Lợi (hay Trần Quốc Toản, Vĩnh Ninh) lên Trường THCS Nguyễn Tri Phương, rồi Trường THPT chuyên Quốc Học là hành trình chuẩn, đầy tự hào. Vậy nên, vào được lớp 6 Trường THCS Nguyễn Tri Phương còn được xem là khó hơn cả thi vào đại học. Học sinh Trường tiểu học Vĩnh Ninh gấp rút ôn tập Năm 1975, tôi thi vào lớp 6 Trường cấp 2 + 3 Hương Thủy. Đó được xem là kỳ thi vào lớp 6 mang tính chất đại trà cuối cùng tại Thừa Thiên Huế. Kỳ thi tổ chức rất bài bản. Học sinh thi tuyển đến từ nhiều trường tiểu học ở các xã thuộc thị xã Hương Thủy và cả huyện Phú Vang. Kết quả được công bố theo thứ tự nhất – nhì – ba. Thế nhưng, chúng tôi đến với kỳ thi mà không hề có chuyện luyện thi, ôn thi nặng nề nào cả. Nó khác với bây giờ, ngày cả việc vượt qua kỳ kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh là cả một “núi lo” với quá nhiều áp lực. So với học sinh lớp 9 (dự thi vào lớp 10) hay lớp 12 (dự thi đại học), các em lớp 5 còn là “tuổi ăn, tuổi chơi”. Vậy nên, được vào học lớp 6 “trường chọn” thường là mục tiêu đặt ra của ba mẹ. Nhìn chung, các bậc phụ huynh, đặc biệt là gia đình cán bộ công nhân viên chức hay các gia đình khá giả thường muốn con mình phải là học trò Nguyễn Tri Phương. Đó là kỳ vọng xuất phát từ sự yêu thương. Dẫu biết yêu thương nên mới kỳ vọng, nhưng các bậc phụ huynh phải hiểu rằng, kỳ vọng càng nhiều thì áp lực càng lớn. Và chỉ với “một khung cửa hẹp”, không phải học sinh nào cũng đạt được ước mơ. Vậy nên, để tránh áp lực cho con em, cùng với việc “liệu cơm gắp mắm”, họ cần học cách sát cánh bên con. Họ phải hiểu rằng, không phải bao giờ mong muốn của ba mẹ cũng đồng thời là mong muốn của con cái và phải biết đồng hành cùng con tìm ra phương cách học tập đúng đắn. Cũng như thi vào lớp 10 hay đại học, thậm chí so với độ tuổi non nớt của con trẻ, thì vượt qua kỳ kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh để vào Trường THCS Nguyễn Tri Phương còn áp lực hơn nhiều. Phương cách học tập đúng đắn là cần có chiến lược cho cả năm học và lộ trình học tập theo từng tháng, đặc biệt là giai đoạn bắt đầu học kỳ 2 của lớp 5 cho đến khi học sinh bước vào kỳ kiểm tra. Nó bao gồm cả việc trang bị, học kiến thức cơ bản về các môn thi (toán, tiếng Việt và ngoại ngữ) trong sách giáo khoa; tổng ôn, rà soát một lượt kiến thức, bổ khuyết kiến thức còn yếu, còn thiếu và luyện đề. Con cái có thể đạt điểm kém hay không đậu. Tuy nhiên, hãy xem đó là bình thường. Bên cạnh nghiêm khắc chỉ ra những sai sót, sai lầm của con sau mỗi kỳ thi, cùng con rút kinh nghiệm và thay đổi cách học, cha mẹ cần bao dung chứ đừng quay lưng với sai lầm đó. Có một điều đơn giản nhưng ít bậc ba mẹ để ý đến là, sự bao dung sẽ cho con sự đồng cảm và từ đó, con dễ tiếp nhận lời khuyên, lắng nghe và tiếp thu ý kiến của ba mẹ. Phía trước vẫn là tương lai với nhiều cuộc thi lớn của cuộc đời. Các bậc phụ huynh chớ biến yêu thương thành áp lực với con trẻ. Bài, ảnh: Đan Duy |