【kq ngày mai】Ý tưởng về phát triển KHCN của Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn đi trước thời đại
Nhấn mạnh những ý tưởng về phát triển khoa học công nghệ (KHCN) của Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn đi trước thời đại,ÝtưởngvềpháttriểnKHCNcủaĐạitướngVõNguyênGiápluônđitrướcthờiđạkq ngày mai Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân cho rằng, nhiều ý tưởng đến nay vẫn chưa làm được như ý nguyện của Người.
PV: Nhiều nhà khoa học cho rằng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người đầu tiên đặt nền móng cho khoa học công nghệ Việt Nam. Thưa Bộ trưởng, Bộ trưởng nghĩ sao về điều này?
Bộ trưởng Nguyễn Quân:Tôi đồng ý quan điểm đó. Bởi, trong cuộc đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, có hai giai đoạn Đại tướng trực tiếp chỉ đạo công tác khoa học kỹ thuật (KHKT) của đất nước. Đó là, từ năm 1960 đến 1963, Đại tướng làm Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước. Dù mới thành lập, còn vô vàn khó khăn, nhưng Đại tướng đã gây dựng nên cơ đồ của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) ngày nay.
Cụ thể, sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 3, trong các văn kiện của Đại hội đã xác định khoa học kỹ thuật là một trong ba cuộc cách mạng và đóng vai trò then chốt. Đại tướng đã chỉ đạo Uỷ ban KH Nhà nước xây dựng được nhiều văn bản đặt nền móng cho sự phát triển của KHCN sau này.
Bộ trưởng Bộ KHCN Nguyễn Quân khẳng định điều này và cho rằng, các ý tưởng đó vẫn nguyên giá trị tới hôm nay. Ảnh minh họa
Đại tướng cũng là người đã chỉ đạo việc Điều tra, khảo sát vịnh Bắc Bộ; Xây dựng Bản đồ dân tộc và Bản đồ địa chất của các tỉnh miền Bắc; Tiến hành rất nhiều những hoạt động KHCN mang tính nghiên cứu cơ bản khác.
Sau đó, vào những năm đầu của thời kỳ bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, khi chúng ta giải phóng miền Nam, hoàn toàn thống nhất Tổ Quốc, Đại tướng lại một lần nữa được Đảng và Nhà nước giao phụ trách về khoa học kỹ thuật. Lúc đó Đại tướng là Phó Thủ tướng. Trong giai đoạn 15 năm (từ năm 1976 đến năm 1991), Đại tướng có nhiều đóng góp to lớn cho việc phát triển KHCN của nước nhà, vào nền tảng lý luận, những cơ chế chính sách lớn về KHCN mà cho đến ngày hôm nay chúng tôi thấy vẫn còn giá trị.
Chẳng hạn, tại Đại hội Toàn quốc của Đảng lần thứ 4 năm 1976, Đại tướng đã có báo cáo rất quan trọng về phát triển KHKT của Việt Nam trong giai đoạn sau giải phóng. Trên nền tảng của báo cáo này, năm 1981 Bộ Chính trị đã có Nghị quyết 37 về phát triển KHCN. Chúng tôi thường coi Nghị quyết này như là Nghị quyết đầu tiên của Đảng ta về phát triển KHCN.
Tiếp theo đó, trong thập kỷ từ năm 1980- 1990, Đại tướng đã chỉ đạo xây dựng 2 văn bản rất quan trọng. Đó là Quyết định 175 về cho phép các tổ chức KHCN được trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, được ký kết các hợp đồng kinh tế với các tổ chức, cá nhân và Nghị quyết 51 về việc mở rộng, giao quyền tự chủ cho các tổ chức KHCN. Đây chính là những văn bản ban đầu trong thời kỳ đổi mới, mang tư duy đổi mới. Sau này, Chính phủ ban hành những Nghị định tiếp nối những ý tưởng đó của Đại tướng.
PV: Có thể thấy, những ý tưởng của Đại tướng luôn đi trước thời đại. Chúng ta cũng có tiếp nối những ý tưởng đó. Thưa Bộ trưởng, còn những vấn đề gì mà ngành khoa học chưa làm được đúng như ý nguyện của Người?
Bộ trưởng Nguyễn Quân:Đúng là hầu hết những ý tưởng của Đại tướng là những ý tưởng lớn và đi trước thời đại, thành ra cho đến giờ phút này dù chúng ta đã rất nỗ lực, cũng đã làm được rất nhiều việc, nhưng cũng có những việc chưa thực hiện được hết như mong muốn của Đại tướng, và cũng là mong muốn của chính chúng tôi.
Ví dụ: việc thực hiện quyền tự chủ của các tổ chức KHCN. Mặc dù đã tiến hành gần 10 năm, nhưng đến nay vẫn còn một số tổ chức KHCN chưa thực hiện được cơ chế này. Hay như việc thành lập các doanh nghiệp KHCN. Đây là hình thức tổ chức để các nhà khoa học có thể gắn kết hoặc trực tiếp sản xuất kinh doanh, đưa kết quả nghiên cứu của mình vào sản xuất và đời sống. Nhưng chúng ta đã thực hiện 6, 7 năm nay mà số lượng doanh nghiệp KHCN vẫn chưa thật như mong muốn....
PV: Vậy trong thời gian tới Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục vận dụng, phát huy những tư tưởng của Đại tướng về phát triển khoa học công nghệ như thế nào, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Nguyễn Quân:Chắc chắn là một số vấn đề mà Đại tướng từng đề xuất và chỉ đạo trong giai đoạn Đại tướng phụ trách về KHKT vẫn được tiếp tục triển khai. Đó là việc thành lập các tổ chức nhằm tập hợp những người làm KHCN.
Từ năm 1961, Đại tướng đã có chỉ đạo để thành lập Hội phổ biến khoa học kỹ thuật. Khi Hội tổ chức hội nghị lần đầu tiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự và có phát biểu quan trọng. Và ngày này được chọn là ngày KHCN Việt Nam -18/5.
Tiếp đó, tư tưởng của Đại tướng về giao quyền tự chủ cho các tổ chức KHCN, cho phép các tổ chức KHCN được ký kết hợp đồng sản xuất kinh doanh với các tổ chức, cá nhân trong xã hội đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Ý tưởng của Đại tướng là đưa công nghệ thông tin vào Việt Nam, hoặc ủng hộ việc thành lập Khu công nghệ cao... vẫn đang tiếp tục triển khai.
PV: Sinh thời, một vấn đề rất được Đại tướng quan tâm là phát triển KHCN Biển. Tuy nhiên, có vẻ như điều này đến nay thực hiện chưa được như mong muốn của Người, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Nguyễn Quân:Về KHCN, rất nhiều lĩnh vực, dù đã rất nỗ lực nhưng vẫn chưa đạt được như mong muốn. Nền kinh tế của chúng ta còn nhiều khó khăn, đầu tư cho KHCN vẫn còn rất khiêm tốn. Đối với những chương trình KHCN nghiên cứu biển, do tiềm lực còn hạn chế nên mới chỉ tiến hành những hoạt động mang tính cơ bản. Mặc dù từ những năm 1960, khi làm chủ nhiệm Uỷ ban KHKT Nhà nước, Đại tướng đã chỉ đạo và lúc đó đã làm được một việc rất lớn là điều tra, phân vùng, quy hoạch vịnh Bắc Bộ.
Sau này, có nhiều nghiên cứu cơ bản điều tra tài nguyên biển, nhưng do hoàn cảnh của chiến tranh, cùng với những khó khăn của nền kinh tế nên những hoạt động nghiên cứu, đánh giá về tài nguyên biển cũng như khai thác những nguồn lợi của biển của chúng ta vẫn còn rất hạn chế.
Gần đây, chúng ta đã tiếp tục công việc này một cách mạnh mẽ và đã có những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ. Chúng ta đã tiến hành nhiều hoạt động nghiên cứu liên quan đến biển và hải đảo. Ngoài việc để bảo vệ chủ quyền của đất nước, chúng ta cũng đã có những số liệu đánh giá tài nguyên khoáng sản biển Đông, cũng như đã có những nghiên cứu khai thác những nguồn lợi kinh tế từ biển phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội. Những hoạt động nghiên cứu về biển đã nhận được những sự đầu tư lớn của Nhà nước.
PV: Những năm 1978- 1980, với việc đồng ý đưa Phạm Tuân lên vũ trụ, quan điểm của Đại tướng là bắt kịp tiến bộ khoa học của thế giới, đi vào những lĩnh vực công nghệ cao. Thưa Bộ trưởng, điều này mang lại những kết quả như thế nào cho giai đoạn đó? Và bài học cho giai đoạn hiện nay ra sao?
Bộ trưởng Nguyễn Quân:Phải khẳng định lại lần nữa là những ý tưởng của Đại tướng luôn luôn đi trước thời đại. Trong những năm 1980, đất nước vừa bước ra khỏi một cuộc chiến tranh, còn rất khó khăn, việc đưa người Việt Nam tham gia vào những chương trình vũ trụ là một ý tưởng rất táo bạo.
Khi nền kinh tế bắt đầu phục hồi và có tiềm lực, Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến các hoạt động nghiên cứu trong chương trình vũ trụ. Mấy năm vừa rồi, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều sự kiện liên quan đến công tác này. Việt Nam đã phóng thành công hai vệ tinh viễn thông Vinasat 1 và Vinasat 2. Năm nay, chúng ta lại phóng thành công vệ tinh viễn thám đầu tiên VNREDSat 1. Chúng ta cũng đang giao nhiệm vụ cho các viện nghiên cứu, chế tạo những vệ tinh nhỏ. Những vệ tinh này với những tính năng tác dụng còn rất hạn chế nhưng hoàn toàn do trí tuệ của người Việt Nam, để sắp tới có thể đưa vào hoạt động trong vũ trụ.
Nước ta đã thành lập Uỷ ban vũ trụ Việt Nam và giao cho Bộ KH&CN cùng với Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam tích cực chuẩn bị cho chương trình vũ trụ với sự hỗ trợ của Nhật Bản.
Trong đó, chúng ta đang xây dựng Trung tâm vũ trụ Việt Nam tại Khu công nghệ cao Hoà Lạc, với số vốn đầu tư rất lớn. Đây có thể coi là dự án lớn nhất về KHCN từ trước tới nay. Với việc xây dựng Trung tâm vũ trụ Việt Nam, hy vọng ngành công nghiệp vũ trụ của Việt Nam sẽ có bước phát triển mới.
PV: Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Theo VOV
下一篇:Long An sees positive socio
相关文章:
- Chương trình ‘Bánh chưng xanh
- 'Dưới bóng cây hạnh phúc' tập 20: Danh bị bố vợ mắng là đồ hèn
- FTM và bài học “đổ vỏ” khi cho vay margin
- Quy định mới về quản lý và sử dụng tài khoản của Kho bạc Nhà nước tại các ngân hàng
- Tỷ lệ điều tra, làm rõ tội phạm ở Hậu Giang đạt trên 83%
- Khai mạc Phiên chợ Nông đặc sản vùng miền tại Hà Nội năm 2021
- Giá cà phê Việt Nam đang rẻ nhất thế giới, vì sao?
- Khán giả tranh cãi vai soái ca của Mạnh Trường trong Đừng nói khi yêu
- Nam shipper không cứu được cháu mình trung vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ
- Khám sức khỏe miễn phí cho 1.700 người cao tuổi trên địa bàn quận Cầu Giấy
相关推荐:
- Thị trường thiết bị đeo thông minh đang tăng trưởng mạnh mẽ
- Xúc tiến hợp tác đầu tư, thương mại và du lịch Việt Nam
- Huyện Mỹ Đức: triển khai mô hình chợ 4.0 tại 12 chợ, 1 tuyến phố
- Phú Yên khởi động Chương trình Đối tác Thái Bình Dương 2019
- Samsung thu được lợi nhuận khủng trong quý 2 nhờ Galaxy S7
- Đỗ Thị Hà có đủ trình độ chấm Miss World Vietnam 2023?
- Tái cơ cấu ngân sách và nợ công
- Điều chỉnh chính sách sẽ đưa giá đất về sát với thị trường
- Cụ bà suýt mất 900 triệu đồng khi nhận ‘lệnh bắt giam’ qua Zalo
- Giá hạt tiêu trong nước tăng lên mức 80.500
- SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức
- Ngành nước tại Việt Nam gặp thách thức lớn do biến đổi khí hậu
- Lao động mất việc được dùng sổ BHXH vay tiêu dùng?
- Những câu chuyện về thị trường chứng khoán New York thập niên 90
- Tỉ lệ bồi thường quá thấp, có nên bắt buộc mua bảo hiểm xe máy?
- Duy trì, nhân rộng hơn 570 mô hình học tập và làm theo Bác
- Theo dõi chặt chẽ dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
- Miền Bắc lại vào đợt mưa liên tiếp, có nơi trên 150mm
- Thủ tướng gặp mặt chúc mừng đội tuyển bóng đá quốc gia
- Thời tiết hôm nay 01/12: Nam Bộ sáng sớm mát mẻ; Bắc Bộ rét, sương mù