当前位置:首页 > Thể thao

【nhận định club america】Chuyển đổi số để logistics nhanh hơn, rẻ hơn

Lợi dụng dịch vụ Viettel Post chuyển phát nhanh số lượng lớn hàng lậu
Chuyển đổi số là “xương sống” cho sự phát triển trong bối cảnh bất định
Chuyển đổi số,ểnđổisốđểlogisticsnhanhhơnrẻhơnhận định club america doanh nghiệp vừa và nhỏ nên bắt đầu từ đâu?
Muốn hoạt động quy mô lớn, doanh nghiệp phải chuyển đổi số
“Cuộc đua sinh tử” về chuyển đổi số của doanh nghiệp bán lẻ
Hiểu đúng để chuyển đổi số
4645 12 2059 12 img0232
Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại đã giúp cảng Cát Lái giảm đáng kể thời gian lấy hàng, gia tăng hiệu quả và sự hài lòng của khách hàng. Ảnh: Thu Hòa

Yêu cầu tất yếu

Một nghiên cứu của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam cho thấy, tỷ lệ chi phí logistics so với GDP quốc gia của Việt Nam là 18% GDP, trong khi con số này ở các nước phát triển chỉ 9-14%. Trong tổng chi phí logistics thì chi phí vận tải chiếm 60%, chi phí xếp dỡ chiếm 21%, chi phí kho bãi chiếm 12%...

TPHCM đang xây dựng và hoàn thiện bản đồ GIS về logistics dựa trên dữ liệu giao thông Thành phố đang thu thập, quản lý. Dữ liệu bản đồ số sẽ giúp cho việc khai thác các kho hàng, các cung đường vận chuyển, đem lại hiệu quả thiết thực cho DN trên địa bàn.

Chi phí logistics của Việt Nam vẫn còn khá cao so với các quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản và khối EU do hạn chế về kết cấu hạ tầng cảng biển gắn liền với dịch vụ sau cảng; công tác quy hoạch hạ tầng logistics, gồm cảng biển, cảng cạn, trung tâm logistics, depot, bãi đậu xe tải, xe container… chưa hiệu quả. Do đó, ứng dụng công nghệ số hóa là yêu cầu cần thiết để cắt giảm chi phí.

Tuy nhiên, đa phần các DN logistics của Việt Nam vẫn chưa đầu tư đúng mức cho công nghệ, dẫn tới cạnh tranh vất vả với các DN nước ngoài. Điển hình như hệ thống cảng của Việt Nam, với 281 cảng trải dài khắp lãnh thổ có tổng công suất trên 550 triệu tấn/năm, hệ thống cảng có tiềm năng khai thác rất lớn. Song theo đánh giá của ông Nguyễn Hồng Minh, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Công nghệ Sao Bắc Đẩu, hệ thống cảng của Việt Nam chưa được đầu tư bài bản về ứng dụng công nghệ thông tin vào khai thác sản xuất.

Cụ thể, thống kê của Sao Bắc Đẩu cho thấy, 75% cảng, ICD, depot chưa ứng dụng công nghệ phần mềm hiện đại vào vận hành cảng, chủ yếu dùng nhân công kết hợp với một số phần mềm đơn giản và riêng lẻ để giải quyết các vấn đề liên quan tới nghiệp vụ khai thác cảng. Điều này dẫn tới tình trạng các cảng không thể tối ưu hóa khả năng lưu chuyển hàng hóa, gây chậm trễ và tắc nghẽn.

Trong lĩnh vực giao nhận, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) đang sở hữu mạng lưới lớn nhất với gần 900 bưu cục phát được tổ chức tại các trung tâm tỉnh, thành phố, quận, huyện khắp cả nước, hơn 1.750 bưu cục cấp 3 quản lý tuyến phát tại khu vực phường, xã và gần 24.800 tuyến phát khắp cả nước để thực hiện phát hàng hóa tại địa chỉ khách hàng. Tuy nhiên, trong cơn lốc phát triển của công nghệ, mạng lưới rộng lớn vốn là thế mạnh của Vietnam Post lại đang dần trở thành gánh nặng. Ông Vũ Kiêm Văn, Giám đốc Công nghệ thông tin của Vietnam Post chia sẻ, nếu không chuyển đổi số thì quy mô về vật lý sẽ là thách thức lớn khi mà nhiều đơn vị không có hạ tầng nhưng đã phát triển nhanh chóng trong thời gian qua.

Nhà nước và doanh nghiệp cùng nỗ lực

Hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào logistics đã được chứng minh trong thực tế. Điển hình như hệ thống cảng biển Singapore và Hồng Kông (Trung Quốc)- những nơi đã và đang thống trị trong danh sách những cảng biển container nhộn nhịp nhất thế giới, ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và khai thác cảng biển từ rất sớm. Hay Công ty Tân cảng Sài Gòn, sau khi áp dụng thành công các chương trình quản lý, điều hành sản xuất tiên tiến, công ty đã kéo giảm 55% thời gian tàu nằm bến; giảm 3/4 thời gian giao nhận hàng hóa; giảm 60% các vụ việc mất an toàn lao động, an toàn giao thông… Nhờ đó, thương hiệu cảng Tân Cảng - Cát Lái luôn là điểm đến tin cậy, được các hãng tàu, khách hàng đánh giá cao.

Tương tự, ông Vũ Kiêm Văn cho biết, Vietnam Post đang xây dựng nền tảng bản đồ Vmap và cơ sở dữ liệu địa chỉ theo thời gian thực về định vị, dữ liệu về địa chỉ, gán mã cho địa chỉ đến hộ gia đình. Nền tảng mã địa chỉ bưu chính có khả năng số hóa, định vị chính xác vị trí địa chỉ của khách hàng nhằm cung cấp thông tin cho DN trong các ngành, lĩnh vực, dịch vụ cần "tìm" khách hàng. Giải pháp này góp phần tối ưu hóa việc vận chuyển, giao nhận hàng hóa từ người gửi đến người nhận của DN bưu chính, vận tải, logistics, thương mại điện tử… nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí và tăng cường tính cạnh tranh của DN.

Tuy nhiên, nhìn trên tổng thể toàn bộ ngành logistics Việt Nam, tỷ lệ doanh nghiệp đạt được sự chuyển đổi mạnh mẽ như Tân Cảng Sài Gòn hay Vietnam Post hiện vẫn còn rất khiêm tốn. Bởi vấn đề kinh phí đầu tư vẫn là một bài toán nan giải.

Theo ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương TPHCM, DN vừa phải đầu tư hệ thống phần cứng, phần mềm, vừa phải đầu tư vào con người nên tốn nhiều thời gian và chi phí. Nếu đầu tư theo hướng tự động hoá của các mô hình và phần mềm nước ngoài thì tốn nhiều chi phí đầu tư ban đầu; còn nếu tự làm ra mô hình nội bộ thì mất nhiều thời gian, khó khăn, chi phí nguồn nhân lực IT… Do đó, doanh nghiệp chưa mạnh dạn hoặc không có khả năng đầu tư.

Bên cạnh đó, một số nguyên tắc chưa có trong luật và quản lý Nhà nước cũng tạo ra rào cản cho số hoá trong logistics. Ông Vũ chỉ ra rằng, hiện Việt Nam chưa có luật về logistics, luật về e-logistics, thủ tục hành chính cũng phức tạp. Ví dụ như theo quy định hóa đơn tài chính (hóa đơn đỏ) là một chứng từ bắt buộc khi vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, hoá đơn đỏ chỉ có thể xuất khi khách hàng đã nhận hàng ở khâu cuối cùng, do đó việc ứng dụng thanh toán điện tử, hoá đơn điện tử cho cả quá trình logistic không thể thực hiện đồng bộ.

Nhằm thúc đẩy nhanh hơn quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics, ông Vũ cho hay, Sở Công Thương TPHCM cùng các sở, ngành tại TPHCM đang nghiên cứu thành lập Trung tâm ứng dụng công nghệ thông tin để từng bước thiết lập đồng bộ nền tảng giao dịch số về logistics để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp và công tác quản lý nhà nước. Đây là giải pháp để nâng dần mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của DN, góp phần khắc phục thực trạng những hạn chế trong nhận dạng hàng hóa, tối ưu hóa lộ trình giao hàng, nâng hạ và xếp dỡ hàng hóa… và tính liên thông giữa các DN thực hiện các khâu khác nhau trong chuỗi dịch vụ logistics, nâng cao tính liên kết giữa DN với cơ quan quản lý Nhà nước.

分享到: