【pháp league 1】NHNN đề nghị chỉ áp trần lãi suất 20%/năm đối với các quan hệ dân sự ngoài ngân hàng
>> Xử lý tội cho vay nặng lãi: Nghị trường 'đau đầu' tìm qui định làm căn cứ
Quy định về mức lãi suất cho vay tối đa tiếp tục là một trong 7 vấn đề còn những ý kiến khác nhau của Bộ luật Dân sự (BLDS) sửa đổi được đưa ra thảo luận tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (ĐB) chuyên trách sáng 24/8.
Đề xuất ngân hàng được phép thỏa thuận lãi suất
Trình bày về quan điểm của NHNN,đềnghịchỉáptrầnlãisuấtnămđốivớicácquanhệdânsựngoàingânhàpháp league 1 Phó Thống đốc Nguyễn Đồng Tiến cho rằng, các lãi suất tham chiếu được đưa ra lấy ý kiến như lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn… chủ yếu là công cụ điều hành chính sách tiền tệ, là những lãi suất không phổ biến với người dân, nên NHNN đề xuất ấn định mức lãi suất cứng là 20% trong dự thảo BLDS.
Ông Tiến lý giải, nếu so với phương án chọn trần là 200% lãi suất cơ bản, tương đương 18% (tính theo lãi suất cơ bản của NHNN công bố năm 2009 là 9%), thì phương án 20% cũng là tương đương, phù hợp, và dễ tiếp cận, dễ xử lý cho các cơ quan quản lý. Ngoài ra, nếu chọn tham chiếu theo các mức lãi suất khác thì sẽ phải thay đổi theo từng giai đoạn.
Tuy nhiên, Phó Thống đốc NHNN cũng cho rằng, nếu theo dự thảo thì lãi suất này được quy định cho Hợp đồng dân sự về cho vay tài sản, theo đó hướng đến việc vay mượn tài sản vật chất nhiều hơn là vay mượn tiền. Vì vậy, các mức lãi suất quy định ở đây là gắn với hợp đồng vay tài sản, không nên bao trùm cả hoạt động ngân hàng. Theo đó, lãnh đạo NHNN đề xuất nên điều chỉnh quy định theo hướng chỉ áp dụng mức trần lãi suất 20%/năm đối với các quan hệ dân sự ngoài ngân hàng, loại trừ áp dụng với các ngân hàng đã hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD).
Ông Tiến lý giải, Luật các TCTD đã quy định các TCTD được phép thỏa thuận lãi suất theo quy định của pháp luật, còn dự thảo BLDS đang quy định trần lãi suất nhưng “trừ trường hợp Luật TCTD có quy định khác”. Như vậy, có thể hiểu rằng, Luật TCTD quy định là ngân hàng được thoả thuận lãi suất thì BLDS cũng cho phép.
Khó xác định cơ sở trần lãi suất
Tại hội nghị, các đại biểu có ý kiến rất khác nhau về vấn đề này.
ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cho rằng, rất khó quy định mức trần lãi suất phù hợp. Trong nền kinh tế thị trường, nếu có cơ hội đầu tư lợi nhuận cao thì người đi vay cũng sẵn sàng chấp nhận lãi suất cao, tại sao phải khống chế?
“Nếu quy định thế này, có lẽ ngân hàng vào tù trước”, ĐB bình luận. Theo ông, nên cân nhắc quy định để nhằm vào đối tượng cho vay chuyên nghiệp, xã hội đen thay vì người dân bình thường.
Cùng quan điểm này, ĐB Trần Du Lịch đề nghị bỏ luôn quy định giới hạn lãi suất. Theo ĐB, lãi suất là giá phải trả cho việc sử dụng đồng vốn, phụ thuộc vào các yếu tố cung cầu, độ rủi ro, giá trị đồng tiền. Vì vậy, pháp luật không nên chế định điều này mà nên để thị trường quyết định. Bên cạnh đó, luật pháp cần quy định về cho vay nặng lãi, hủy hợp đồng trong từng trường hợp.
Ngược lại, nhiều ĐB cho rằng, dứt khoát phải quy định mức trần lãi suất cho vay trong luật. Nhưng tiêu chuẩn nào xác định mức trần là điều các ĐB vẫn chưa thống nhất.
Phó chánh án Tòa án nhân dân tối cao Tống Anh Hào khẳng định lại quan điểm của mình về việc phải có trần lãi suất để làm căn cứ xác định tội cho vay nặng lãi. Tuy nhiên, không chọn phương án của Ủy ban Pháp luật (ấn định mức lãi suất 20%), ông Tống Anh Hào cho rằng, nên chọn phương án không quá 200% lãi suất cơ bản thì sẽ linh động hơn, tránh việc phải sửa luật nhiều lần.
Các ĐB Huỳnh Thành Lập (TP. HCM), Nguyễn Sơn (Nam Định) cũng ủng hộ phải có trần lãi suất để xử lý tình trạng cho vay nặng lãi đang rất phức tạp. Tuy nhiên, căn cứ nào để xác định trần lãi suất thì phải cân nhắc.
ĐB Lê Đình Khanh (Hải Dương) nhận xét việc cố định lãi suất trong luật là “vô lý”. Người vay có hiệu quả cao thì có thể chấp nhận lãi suất cao. Trong bối cạnh lãi suất, đồng tiền vẫn đang trượt giá mạnh, nên căn cứ theo lãi suất cho vay của ngân hàng.
Để tránh phải phụ thuộc vào lãi suất cơ bản, ĐB Lê Đình Khanh đề nghị nên giới hạn là 200% mức lãi suất cho vay của ngân hàng tại địa phương đó. Trong khi đó, ĐB Huỳnh Ngọc Đáng (Bình Dương) đề xuất không nên dựa vào các mức lãi suất biến động theo thị trường mà nên dựa vào tỷ lệ % số vốn cho vay.
Cuối cùng, chưa thể thống nhất được các ý kiến, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị sẽ trình vấn đề này ra Quốc hội để lấy ý kiến ĐB, sau đó mới quyết định./.
Hoàng Yến
相关推荐
- Infographics: Năm 2024, bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 6.391 nghìn tỷ đồng
- Vì sao không nên mua căn hộ xây thô?
- Lịch sử lần đầu tiên World Cup 2022 sẽ diễn ra vào mùa đông
- Viettel sở hữu kho 87 triệu số để cung cấp cho khách hàng
- Học hỏi từ sai lầm để trở thành phiên bản tốt hơn trong tương lai
- Bầu Đức hủy dự án ‘khủng’ với tỷ phú Singapore
- Laptop giá rẻ kiểu dáng đẹp có thời lượng pin lâu nhất hiện nay
- So sánh ô tô hạng sang Audi Q5 và Lexus RX 350