当前位置:首页 > Cúp C1

【ketquabongda ac】Lộc Thái phát huy vai trò chủ thể nhân dân xây dựng NTM

Từ việc “Dân biết,i phketquabongda ac dân bàn...”

Bà Hoàng Thị Thanh Nhung, Chủ tịch UBMTTQVN xã Lộc Thái cho biết: Ngay từ khâu lập quy hoạch xây dựng NTM, dự thảo quy hoạch được Ban chỉ đạo, Ban quản lý NTM xã tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân trước khi trình cấp trên phê duyệt. Sau đó, công khai quy hoạch tại nhà văn hóa ấp, trụ sở UBND xã và triển khai phổ biến quy hoạch trong toàn dân; đồng thời tổ chức cắm mốc lộ giới các tuyến đường xã, thôn, ấp theo quy hoạch để nhân dân được biết.

Để thực hiện hiệu quả 19 tiêu chí NTM, nội dung, phương pháp, cách làm được Ban quản lý xây dựng NTM xã và ban phát triển NTM của 9/9 khu dân cư tuyên truyền, giải thích rõ cho người dân hiểu. Thông báo đến người dân biết các tiêu chí đã đạt và chưa đạt, tiêu chí nào cần bàn bạc để thực hiện, nhất là đối với những tiêu chí khó thực hiện cần huy động sức dân. Cụ thể, như làm đường giao thông, kiên cố kênh mương thủy lợi, nâng cấp trường học, nhà văn hóa... đều do nhân dân bàn, thống nhất rồi phân kỳ thực hiện, mức tiền cần huy động, cây cối, hoa màu, tường bao của người dân cần giải phóng, diện tích đất để mở rộng đường giao thông...

Đường giao thông ấp 8, xã Lộc Thái rộng rãi, thông thoáng nhờ sự chung tay góp sức của người dân

Ông Nguyễn Công Lực, ấp 1, xã Lộc Thái cho biết: Nhận thức được việc xây dựng NTM là làm thay đổi đời sống người dân theo hướng rút ngắn khoảng cách giàu - nghèo, tạo thêm điều kiện hưởng thụ cho người dân ở nông thôn. Chính vì vậy, khi chủ trương, chính sách công khai rộng rãi trong nhân dân để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát và đóng góp thì các công trình xây dựng NTM sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Ngoài đóng góp tiền, người dân còn ủng hộ ngày công lao động, hiến đất để làm các công trình. Từ đó, diện mạo khu vực nông thôn ngày càng khởi sắc và phát triển toàn diện.

Đến “...Dân làm, dân kiểm tra, giám sát và hưởng thụ”

Ông Lê Công Minh, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban công tác mặt trận ấp 1, xã Lộc Thái cho biết: Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn đã phát huy quyền làm chủ của nhân dân hiệu quả nhất. Khi người dân hiểu rõ mình là chủ thể của xây dựng NTM, là người trực tiếp làm và hưởng lợi từ chương trình, đã tạo nên sự đồng thuận, tự giác cao trong thực hiện các tiêu chí.

Trong xây dựng cơ sở hạ tầng, để đường làng, ngõ xóm được rộng hơn, đẹp hơn, người dân các tổ tự giác giải phóng mặt bằng theo mốc lộ giới đã được cắm, đóng góp công sức san nền, cử đại diện tham gia cùng ban thanh tra nhân dân, giám sát đầu tư của cộng đồng kiểm tra, giám sát chặt chẽ khi thi công. Khi đưa ra chủ trương làm mới nhà văn hóa các ấp 1, 3, 4, 6, 8, 9 và sửa chữa nhà văn hóa các ấp 2, 5, 7 để phục vụ nhu cầu sinh hoạt cộng đồng và các trường mầm non, trường tiểu học trên địa bàn xã cần thêm phòng học, người dân đồng thuận góp tiền, công sức để xây dựng. Những phần việc đơn giản nhân dân cùng làm, việc nào phải thuê thợ thì người dân giám sát chặt chẽ.

Hiện nay, toàn xã có 48,47km đường, gồm 94 tuyến, trong đó có 15,151km (đạt 100% tiêu chí) đường giao thông liên xã được cứng hóa hoặc nhựa hóa. 19 tuyến đường trục ấp, sóc và đường liên sóc, ấp dài 13,638km; đã cứng hóa bê tông xi măng 12,658/13,638km (đạt 92,81%), đảm bảo ôtô đi lại thuận tiện. 67 tuyến đường ngõ xóm dài 15,763km, sạch, không lầy lội vào mùa mưa; đã cứng hóa 13,746/15,763km (đạt 87,2%).

Năm 2012, đề án xây dựng NTM xã Lộc Thái được UBND huyện phê duyệt. Giai đoạn 2012-2016, Đảng ủy, UBND xã Lộc Thái tập trung nguồn lực xây dựng NTM, trong đó tập trung các chỉ tiêu dễ làm, ít vốn đầu tư để thực hiện trước. Do vậy, đến cuối năm 2016 xã Lộc Thái đạt 15/19 tiêu chí. Ngày 18-12-2017, Lộc Thái được công nhận hoàn thành chương trình xây dựng NTM. Từ năm 2017 đến nay, xã tiếp tục duy trì, củng cố và nâng cao các tiêu chí.

Trong phát triển sản xuất, tăng thu nhập, giảm nghèo, vai trò chủ thể của người dân Lộc Thái được thể hiện sinh động nhất. Là xã thuần nông, người dân Lộc Thái áp dụng khoa học, kỹ thuật vào phát triển sản xuất để làm giàu trên chính thửa đất của mình. Các mô hình như tổ hợp tác trồng rau an toàn, hợp tác xã trồng cây ăn trái có múi, chăn nuôi bò, heo... đem lại thu nhập khá cho người dân. Năm 2018, thu nhập bình quân của xã đạt 35 triệu đồng/người.

Ông Nguyễn Quốc Bảo, Phó ban Dân vận Huyện ủy, Phó chủ tịch UBMTTQVN huyện Lộc Ninh cho biết: Với phương châm “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, khi xã vận động hiến đất mở rộng đường, cán bộ, đảng viên gương mẫu làm trước, dân hưởng ứng làm theo. Có đất, người dân góp tiền, góp công để mở rộng đường đạt chuẩn theo tiêu chí NTM. Đến nay, nhân dân xã Lộc Thái đã đóng góp 13,2 tỷ đồng để làm đường giao thông; 3,8 tỷ đồng xây dựng và sửa chữa nhà văn hóa ấp, 17 tỷ đồng xây dựng trường học... Đây là minh chứng rõ nét cho việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Cơ sở vật chất hạ tầng được đầu tư xây dựng hoàn thiện, là động lực lớn để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh ở địa phương.

Năm 2016, từ nguồn vốn xây dựng NTM, xã Lộc Thái hỗ trợ 9 mô hình nuôi dê sinh sản, với 36 con dê ban đầu, đến nay đã tăng lên 62 con. Năm 2018, xã hỗ trợ 11 mô hình chăn nuôi bò sinh sản theo nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất. Thành lập Hợp tác xã Tiến Phát và một số mô hình sản xuất hỗ trợ nhau phát triển như tổ TBI, tổ hợp tác VAC, tổ hợp tác chăn nuôi, tổ nghề nghiệp trồng rau an toàn... Từ khi được Nhà nước hỗ trợ phát triển sản xuất, đời sống nhân dân ngày càng cải thiện và nâng cao, tỷ lệ hộ khá, giàu tăng. Năm 2018, xã có 1.627 hộ khá, giàu; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,3%.

Trọng Phước

分享到: